Vận dụng quan điểm “Lý luận gắn với thực tiễn” của Hồ Chí Minh với việc nâng cao hiệu quả trong giảng dạy lý luận chính trị tại trường chính trị tỉnh Bình Phước

Thứ ba - 01/09/2020 03:23 35.801 0

 

      Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của Người trên nhiều lĩnh vực, về nhiều vấn đề trong đó có quan điểm “lý luận gắn với thực tiễn”. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng quan điểm này của Hồ Chí Minh vào trong hoạt động giảng dạy nói chung, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
      Trước hết, bàn về lý luận, Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Như vậy, với Hồ Chí Minh, lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết, khái quát kinh nghiệm thực tiễn; song không phải lúc nào và bao giờ cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Bởi, lý luận không thể ra đời một cách tự phát, không phải là mục đích tự thân mà nó đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Một khi lý luận xuất phát từ thực tiễn, được chứng minh trong thực tiễn và khi vận dụng vào thực tiễn, lý luận sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn, phản ánh đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của con người. Mặc dù lý luận được tổng kết từ thực tiễn nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra cách thức, phương hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý luận là quan trọng, là cần thiết trong chỉ đạo thực tiễn, do vậy lý luận phải luôn gắn với thực tiễn và lý luận gắn với thực tiễn được xem là một trong những nguyên tắc căn bản trong tư duy của Hồ Chí Minh.
      Có thể thấy, trong tư duy của Hồ Chí Minh, lý luận bao giờ cũng gắn với thực tiễn, lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau. Cụ thể, theo Hồ Chí Minh lý luận là xuất phát từ thực tiễn và phải được ứng dụng vào trong thực tiễn, nếu lý luận không được áp dụng vào trong thực tế, không được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh thì nó sẽ trở thành lý luận suông, lý luận đơn thuần, lý luận của lý luận. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. Cũng đề cập đến mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều cụm từ với nhiều cách diễn đạt khác nhau nhằm làm rõ hơn về mối quan hệ này, trong đó có thể kể đến như: “Lý luận liên hệ với thực tế, “Lý luận kết hợp với thực hành", “Lý luận đi đối với thực tiễn”….  Có thể nói, khi Hồ Chí Minh sử dụng các Cụm từ “liên hệ “kết hợp", đi đôi", tức là Người muốn nói đến sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn và từ sự diễn đạt đó Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin".
      Không dừng lại ở đó, khi đề cập về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Ngoài ra, nhằm khẳng định về mối quan hệ, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh còn mượn những hình ảnh rất quen thuộc, đời thường trong cuộc sống để làm ví dụ minh hoạ. Cụ thể, Người cho rằng: “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”. Như vậy, trong tư duy Hồ Chí Minh, sự gắn bó giữa lý luận và thực tiễn mang tính biện chứng, trong đó thực tiễn phải có lý luận soi đường, hướng dẫn, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn. Lý luận chỉ có ý nghĩa khi nó được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn trong vai trò dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn đi tới kết quả. Đó là sự tác động tương hỗ giữa lý luận và thực tiễn trong sự phát triển. Không có lý luận sẽ dễ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, thiếu thực tiễn sẽ dễ sa vào chủ nghĩa giáo điều.. . Ngoài việc diễn giải một cách sâu sắc về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ để có thể thực hành trong thực tế nguyên tắc này thì cần phải làm gì, làm như thế nào. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiên cần phải khắc phục bệnh coi khinh lý luận và tránh bệnh lý luận suông, giáo điều. Người cho rằng việc xem thường lý luận, coi khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm, tuyệt đối hoá kinh nghiệm. Người chỉ rõ: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ".
     Bác Hồ dùng thử máy cấy lúa với cán bộ, nhân dân tại Trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội năm 1960. Nguồn: dantri.com.vn
       Phải thấy rằng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn" trong giai đoạn hiện nay vẫn còn mang một giá trị, một triết lý hết sức sâu sắc trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy nhất là giảng dạy lý luận chính trị. Là một đơn vị thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo về lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; vì vậy việc nghiên cứu, vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “lý luận gắn với thực tiễn” vào trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường là một yêu cầu hết sức cần thiết.
      Nhìn chung, trong những năm qua, đội ngũ giảng viên nhà trường cũng đã rất quan tâm đến việc học tập, nghiên cứu lý luận thông qua việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tích cực trong tham gia nghiên cứu thực tế thông qua hoạt động đi thực tế ở cơ sở từ thực tế dài hạn đến thực tế thường xuyên hàng năm để kịp thời cập nhật, nắm bắt những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhằm hướng đến thực hiện nguyên lý “lý luận gắn với thực tiễn” cũng như từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trong thời gian tới để nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào đạo, bồi dưỡng tại nhà trường nói chung cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy lý luận chính trị nói chung theo hướng lý luận gắn với thực tiễn cần tập trung vào một vấn đề như sau:
      Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn thể giảng viên về sự cần thiết của việc nghiên cứu, vận dụng nguyên tắc “lý luận gắn với thực tiễn" của Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy tại nhà trưởng.
      Đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận nói chung, nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị tại trường chính trị nói riêng việc học tập tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi thông qua việc nghiên cứu, học tập quan điểm trên của Hồ Chí Minh sẽ không những giúp cho người giảng viên xây dựng được cho mình một phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả trong công tác nghiên cứu, giảng dạy mà còn giúp cho giảng viên tích cực trong việc học tập, nâng cao trình độ lý luận, thu thập, tích luỹ kiến thức thực tế, từ đó làm cho kiến thức của mình ngày càng thêm phong phú từ phương diện lý luận lẫn cả thực tiễn, đảm bảo quá trình giảng dạy ngày càng có hiệu quả, chất lượng.
      Hai là, đội ngũ giảng viên cần phải thường xuyên thực hiện công tác nghiên cứu lý luận thông qua việc tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn; thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sách, báo... nhằm nắm vững kiến thức về lý luận.
      Để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đó là giảng dạy lý luận chính trị, đòi hỏi bản thân người giảng viên cần phải có vốn kiến thức về lý luận chính trị. Song, ngoài việc nắm vững kiến thức về mặt chuyên môn, giảng viên cũng cần nghiên cứu, trang bị thêm cho mình kiến thức ở một số lĩnh vực khác để nhắm mở rộng sự hiểu biết và làm cho kiến thức của mình ngày càng thêm phong phú. Trên thực tế, khi có vốn kiến thức lý luận sâu rộng người giảng viên sẽ chủ động, tự tin trong quá trình truyền đạt, chia sẻ tri thức cũng như bảm bảo việc truyền đạt tri thức đến người học một cách có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị của bản thân đòi hỏi người giảng viên cần có sự chủ động trong công tác nghiên cứu lý luận thông qua việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ đào tạo về trình độ chuyên môn, tập huấn chuyên môn; thường xuyên nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, tạp chi... cũng như tham gia viết các bài báo khoa học. Thực hiện thường xuyên những công việc như trên sẽ không những giúp cho giảng viên tăng cường, trau dồi khả năng nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học mà còn tạo điều kiện cho giảng viên vừa nắm vững kiến thức lý luận, vừa nâng cao trình độ lý luận của mình.
      Ba là, tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu thực tế tại các địa phương nhằm tích luỹ kinh nghiệm thực tế, kiến thức thực tiễn để có thể vận dụng vào trong hoạt động giảng dạy.
      Hầu hết đối tượng học viên tham gia các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị tại Trường đều là những cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Họ không những là người có trình độ chuyên môn mà còn có kiến thức thực tế về ngành, lĩnh vực nhất định; đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác. Do vậy, để có thể làm cho bài giảng, tiết giảng thực sự thu hút người học cũng như làm cho quá trình giảng dạy thật sự có hiệu quả, đòi hỏi người giảng viên bên cạnh việc nắm vững kiến thức về lý luận còn phải có kiến thức về thực tiễn. Có kiến thức về thực tiễn sẽ giúp cho người giảng viên khi giảng dạy có thể liên hệ, đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn; liên hệ, minh họa kiến thức từ thực tiễn nhằm làm rõ hơn những vấn đề lý luận, từ đó không chỉ giúp cho người học khắc sâu nội dung bài học mà còn làm cho quá trình giảng dạy được sinh động, thu hút sự chú ý, tham gia chia sẻ của học viên nhất là về những vấn đề đã và đang đặt ra trong thực tiễn. Để có được vốn kiến thực thực tiễn, đòi hỏi người giảng viên cần tích cực, mạnh dạn, chủ động thâm nhập thực tế thông qua hoạt động nghiên cứu thực tế ở cơ sở, các ban ngành... Bởi các vấn đề nảy sinh từ thực tế cơ sở hàng ngày qua những câu chuyện, những sự vụ, sự việc, tình huống đất đa dạng, phong phú, người giảng viên chỉ qua hoạt động nghiên cứu, thâm nhập thực tế mới có thể nắm bắt được.
      Bốn là, tích cực, chủ động trong nghiên cửu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lý luận gắn với thực tiễn.
      Đổi mới phương pháp giảng dạy là một yêu cầu rất cần thiết đối với hoạt động dạy học nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Song, xuất phát từ thực tế, đối tượng học viên của nhà trường là những người vừa có trình độ chuyên môn vừa có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn; do vậy, trong giảng dạy người giảng viên cần phải quan tâm và chú trọng đến việc đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng theo hướng lý luận gắn với thực tiễn. Hiện nay, có nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại đã và đang được thực hiện theo phương châm lý luận gắn với thực tiễn: phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống. Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, giảng viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học viên nên rút ngắn được thời gian giảng bài, giúp giảng viên có điều kiện chia sẻ, trao đổi, thảo luận với học viên nhiều hơn về những vấn đề là thực tiễn đặt ra xuất phát từ lý luận. Đối với học viên, khi áp dụng phương pháp dạy hiện đại theo hướng lý luận gắn với thực tiễn sẽ giúp học viên chủ động, sáng tạo hơn trong việc tiếp thu và xử lý các tri thức từ tri thức lý luận đến kiến thức thực tiễn. Qua đó học viên có thể đối chiếu, vận dụng những kiến thức lý luận vào trong thực tiễn mà mình đang công tác.
       Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận gắn với thực tiễn" trong giai đoạn hiện nay vẫn còn mang giá trị, ý nghĩa hết sức to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhất là trong hoạt động giảng dạy, trong đó phải kể đến giảng dạy lý luận chính trị. Việc gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy không những giúp cho người giảng viên xây dựng được ý thức tự giác trong học tập, nâng cao trình độ lý luận; thu thập, tích luỹ kiến thức thực tế mà còn giúp cho học viên có cái nhìn khách quan vào thực tiễn để qua đó giúp cho họ thấy rằng việc học lý luận là thiết thực, mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn là mối quan hệ biện chứng và việc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
      Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011

Tác giả bài viết: Quế Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay8,088
  • Tháng hiện tại85,788
  • Tổng lượt truy cập8,612,852
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây