Tư tưởng sáng tạo, độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập

Chủ nhật - 23/08/2020 22:33 5.292 0
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ngày 02/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình, Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
 
          Qua nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập, chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung và tư tưởng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói riêng vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Từ đó đã làm phong phú và sâu sắc thêm nội dung của thời đại - thời đại các cuộc cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng sáng tạo, độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện trên ba nội dung; cụ thể: 
           Thứ nhất, tư tưởng về độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao ý nghĩa nhân văn to lớn trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp chính là nêu lên một nguyên lý cơ bản, khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là một lẽ đương nhiên, một điều tất yếu, không ai chối cãi được. Đồng thời, Bác cũng đặt cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam sánh ngang với hai cuộc cách mạng tiến bộ điển hình của thế giới, là cách mạng giải phóng dân tộc của Mỹ (1776) và cách mạng dân chủ tư sản của Pháp (1789). Đây cũng là điều thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc có cơ sở lịch sử và rất chính đáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như vậy, Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố về quyền của mỗi dân tộc mà còn là quyền của mỗi con người. Tư tưởng về độc lập trong Tuyên ngôn độc lập thể hiện sự gắn liền với xoá bỏ chế độ bóc lột tàn bạo của các thế lực phản cách mạng; giải phóng nhân dân lao động và các giai cấp tầng lớp khác thoát khỏi chủ nghĩa tư bản ngoại bang.
          Thứ hai, tư tưởng về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Tuyên ngôn Độc lập chính là thành quả vĩ đại của cuộc vận động cách mạng, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là kết quả của đường lối đúng đắn và sự chỉ đạo chiến lược khôn khéo của Đảng ta và Bác Hồ trong việc định hướng giải quyết mâu thuẫn nói trên. Bàn về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp C.Mác và Ăng-ghen nêu: “Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng là giai đoạn mà giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị là giai đoạn giành lấy dân chủ”[1]. Nhưng đối với cách mạng Việt Nam - giai đoạn tương ứng đó là giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc lên hàng đầu và xác định giải phóng dân tộc là điều kiện, tiền đề để thực hiện giải phóng giai cấp. Nhưng nhiệm vụ giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi được dựa trên tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; hệ tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng Cộng sản. Như vậy, tư tưởng về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp trong Tuyên ngôn Độc lập chính là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận lên một cấp độ mới.
          Thứ ba, luận điểm về giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng cá nhân với giải phóng xã hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác, Ăng-ghen đã khái quát về mối quan hệ của sự phát triển cá nhân và cộng đồng, đó là “thay cho xã hội tư sản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[2].Tuyên ngôn Độc lập vừa đặt ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đồng thời cho rằng để đi tới các quyền tự do, bình đẳng của mỗi người trước hết phải giành lại quyền tự do, độc lập cho dân tộc; tức là độc lập tự do của dân tộc được xem như là điều kiện bao trùm và tiên quyết cho hạnh phúc của mỗi cá nhân. Trong Tuyên ngôn Độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đặt ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đồng thời cho rằng để đi tới các quyền tự do, bình đẳng của mỗi người trước hết phải giành lại quyền tự do, độc lập cho dân tộc; tức là độc lập tự do của dân tộc được xem như là điều kiện bao trùm và tiên quyết cho hạnh phúc của mỗi cá nhân.
          Phát huy những giá trị bền vững từ bản Tuyên ngôn độc lập, hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ trong bối cảnh đang diễn biến hết sức khó lường. Mặc dù còn không ít khó khăn phức tạp, nhưng với một Đảng đã dạn dầy kinh nghiệm và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đương đầu với những thế lực hiếu chiến nhất trong lịch sử thế giới đương đại và làm nên những chiến công hiển hách, hai tiếng “Việt Nam” đã trở thành biểu tượng và niềm tin của nhân dân lao động khắp năm châu. Vì vậy, chúng ta luôn luôn tin tưởng vào thắng lợi của con đường cách mạng  mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam./.

[1],2. Mác - Ăng-ghen, Toàn tập, (1995) Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
 

Tác giả bài viết: ThS. Phạm Xuân Quyền

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay4,186
  • Tháng hiện tại111,206
  • Tổng lượt truy cập9,312,863
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây