Tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi

Chủ nhật - 31/05/2020 11:18 4.428 0
    Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Người luôn dành tình yêu thương cho "mọi kiếp người", trong đó, Người luôn chú ý tới lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng - thiếu niên nhi đồng. Tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi luôn da diết, đầy tình thương yêu, được thể hiện bằng những hành động thực tế và qua những bức thư, những bài thơ Người viết.
   
       Năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người trở về Bắc Pó – Cao Bằng để t
rực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thông qua những bức thư là những vần thơ, Bác đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân, trong đó có thiếu nhi, tùy theo sức của mình, đứng lên “giải phóng cho ta”. “Kêu gọi thiếu nhi” là bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi Việt Nam đăng trên Báo Việt Nam độc lập (Báo Việt Lập) vào ngày 21-9-1941.

        Mở đầu bài thơ, Bác viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Những lời thơ chan chứa tình cảm yêu thương của Người dành cho các cháu thiếu nhi. Nỗi đau mất nước, dân lầm than cơ cực, nỗi đau ấy càng nhân lên gấp bội khi đối tượng chịu ảnh hưởng là các cháu thiếu nhi còn non nớt, như những chiếc búp non trên cành. Nếu không có chiến tranh, không có đau thương, mất mát, thì những búp non ấy đã không phải chịu cảnh lầm than cơ cực, gian nan cùng vận nước. Trong đó, Bác chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của lầm than ấy là: “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn/ Khiến ta mất nước nhà tan
        Bài thơ thứ hai “Trẻ chăn trâu” được Bác viết năm 1942 (đăng trên Báo Việt Nam độc lập ngày 21/11/1942) cũng thể hiện những xót xa của Người khi nước nhà bị xâm lược, khi đó đối tượng khổ nhất là trẻ em, Bác lo cho tương lai của trẻ em phải sống trong cảnh bần hàn không biết rồi sẽ ra sao? Sau khi đặt ra rất nhiều câu hỏi như Vì ai ta chẳng ấm no?/ Vì ai ta đã phải lo cơ hàn?...”, Người đã lại một lần nữa chỉ rõ ngọn nguồn của khổ đau ấy: “Ấy là vì Nhật, vì Tây/ Ra tay vơ vét, đọa đày chúng ta/ Làm cho tan cửa nát nhà/ Trẻ em vất vả người già đắng cay”. Trước sự khốn cùng của nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng ấy, Bác kêu gọi toàn dân đoàn kết để tạo nên một sức mạnh phi thường đánh giặc cứu nước:“Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Tây/ Anh em ta mới có ngày vinh hoa/ Nhi đồng cứu quốc hội ta/ Ấy là lực lượng ấy là cứu tinh /Ấy là bộ phận Việt Minh/ Dân mình khắc cứu dân mình mới xong”. Và Người không quên dành lời khen cho thiếu nhi Việt Nam: “Ai nghe mà chẳng động lòng/ Khá khen con trẻ mục đồng Việt Nam”.
         Lời kêu gọi của Người có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thiếu niên nhi đồng cả nước tham gia đuổi Nhật, đánh Tây, hăng hái lên đường làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong các cuộc kháng chiến trường kỳ để vang khúc khải hoàn. Và cũng đã có biết bao tấm gương thiếu niên nhi đồng anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, tiêu biểu như Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Lê Văn Tám…
         Những bức thư, những bài thơ Bác gửi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng đều có những yêu cầu rất cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của cách mạng, gắn chặt với tình hình của đất nước, đúng với việc làm, tâm lý lứa tuổi của các cháu. Năm 1952, trong bài “Thư Trung thu”, Bác viết: “Mong các cháu cố gắng/Thi đua học và hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tùy theo sức của mình/Đi tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hòa bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
         Hình ảnh các cháu thiếu niên nhi đồng miền Nam ruột thịt luôn ở trong trái tim Bác Hồ, không lúc nào Bác nguôi nhớ về miền Nam, nhớ thương các cháu thiếu niên, nhi đồng miền Nam và tin tưởng ngày thống nhất sẽ gặp mặt, thỏa lòng ước mong bấy lâu. Bác cũng không quên động viên thiếu niên, nhi đồng miền Nam hãy cố gắng góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ để giành toàn thắng, thống nhất nước nhà: “Bắc Nam sẽ sum họp một nhà/ Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung/ Nhớ thương các cháu vô cùng/ Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi” (Trong “Gửi các cháu miền Nam”, 1965).
        Đã 51 năm trôi qua để từ ngày Bác đi xa, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư, nhưng tấm lòng yêu thương bao la và những lời dạy của Người vẫn luôn lắng đọng trong lòng lớp lớp thiếu nhi hôm qua, hôm nay và ngày mai. Các thế hệ thiếu nhi cả nước vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy của Người, luôn cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
         Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các quyền trẻ em. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho các em. Song, ở đâu đó vẫn còn sự thiếu quan tâm, chăm sóc, thậm chí ngược đãi, bạo hành trẻ em. Những hiện tượng ấy tuy không nhiều, nhưng cũng nhắc nhở chúng ta, những người lớn hãy làm một việc gì đó dù nhỏ để góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ em, hãy chăm lo cho các em để những “búp non” ấy xanh tốt, để những chủ nhân tương lai của đất nước làm được điều Bác hằng mong ước: “Non sông Việt Nam trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Tài liệu tham khảo:
1. Thơ Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
2. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997

Tác giả bài viết: Nguyễn Khuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay7,653
  • Tháng hiện tại183,405
  • Tổng lượt truy cập9,145,767
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây