Động cơ học tập lý luận chính trị-một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập lý luận chính trị - hành chính

Chủ nhật - 29/11/2020 21:30 4.292 0
         Kết quả học tập của học viên Trung cấp lý luận chính viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Chính trị. Kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, khả năng nắm bắt cơ hội thăng tiến và học tập sau đó  sau này của học viên. Tuy nhiên, kết quả học tập của học viên ở Trường chính trị Bình Phước thời gian qua là chưa cao, học viên chưa thật sự phát huy hết khả năng học tập, giảng viên chưa thực sự hài lòng với cách thức học tập của học viên. Bài viết này nghiên cứu về động cơ học tập của học viên nhằm tìm ra những giải pháp làm cơ sở giúp nâng cao kết quả học tập cho học viên năm trong những năm tới.
        1. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học viên Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (TCLLCT-HC) nhưng nhìn chung có ba yếu tố chính là bản thân học viên và giảng viên và nhà trường. Trình độ và động cơ học tập là hai yếu tố thuộc bản thân học viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Kiến thức thu nhận của học viên là mục tiêu quan trọng nhất của các trường chính trị tỉnh cũng như của học viên. Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kiến thức thu nhận của học viên như thông qua điểm của các học phần, tự đánh giá của học viên về quá trình học tập và nâng cao hiệu quả làm việc.
       Động cơ học tập của học viên được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập.Động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Động cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động và chiều hướng phát triển nhân cách của con người. Sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của học viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy.
       Có thể chia động cơ học tập thành 2 loại (động cơ bên trong và động cơ bên ngoài). Động cơ bên trong (nội lực) là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập, là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài, đồng thời, giúp học viên duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động cơ bên ngoài là loại động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của học viên như: Đáp ứng yêu cầu của công việc, đảm bảo tiêu chí xếp loại thi đua của cơ quan sự lôi cuốn vào bài giảng của giảng viên,… Động cơ góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học tiếp thu tri thức, kỹ năng trong quá trình học tập.
        Đối với môi trường học như trường chính trị tỉnh là nơi bồi dưỡng chính trị, kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ,học viên nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc hiện tại hay tương lai, việc học ở đây mang ý nghĩa rất quan trọng. Động cơ đi học lý luận chính trị là những lý do thôi thúc cán bộ cơ sở tham gia học lý luận chính trị. Đó là đi học lý luận chính trị để làm gì?
      Trong lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương tháng 9/1945, Hồ Chí Minh đã dạy:“ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,  tổ quốc và nhân loại.”. Lời dạy của Hồ Chí Minh  đã nêu lên những quan điểm hết sức sâu sắc về động cơ học tập. Theo Hồ Chí Minh động cơ đi học  phải là:
                 +  Học để có kiến thức phục vụ cho công việc, cho thực tiễn.
                 +  Học để trở thành người có ích cho xã hội.
                 +  Học để hoàn thiện nhân cách người cán bộ.
                 +  Học vì muốn cống hiến cho xã hội, tổ quốc, và nhân loại.
      Tuy nhiên, cũng không loại trừ một vài người cá biệt mang động cơ học lý luận chính trị nhằm tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này mặc cả với Đảng”. Không ít học viên có quan niệm đến trường Đảng, chỉ tập trung tìm hiểu vấn đề lý luận,“học lý luận vì lý luận”.
      Trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác lý luận, đặc biệt việc học tập lý luận chủ nghĩa Mác -  Lênin, một nội dung không thể thiếu đối với người cán bộ, đảng viên của Đảng. Người nói: không học tập lý luận chính trị thì chí khí kém kiên quyết, không nhìn xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương pháp, kết quả là “ mù chính trị”. Do đó, đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải: Học, hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục quần chóng … Phải nắm vững chính sách của Đảng và của Chính phủ, đi đúng đường lối của quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới là lãnh đạo được quần chúng.
      Theo người, có học tập chủ nghĩa Mác -  Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác mà Đảng giao phó cho mình.
       2. Thực trạng động cơ học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị Bình Phước
      Để tìm hiểu động cơ nào thúc đẩy học viên đi học lý luận chính trị, chúng tôi đã đưa ra 15 lý do thúc đẩy học viên đi học lý luận chính trị và yêu cầu học viên đánh số thứ tự theo mức độ quan trọng. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Lý do học viên đi học lý luận chính trị.
TT Nội dung hỏi Tỷ lệ %
1 Hoàn thiện tri thức cho bản thân 99,4
2 Giải thích các sự vật hiện t­ượng một cách khoa học 99,4
3 Việc học lý luận chính trị tạo ra một hứng thó đặc biệt 93,2
4 Mong muốn có kết quả cao trong học tập 97,2
5 Tổ chức phân công 97,2
6 Tiêu chuẩn hoá cán bộ 94,9
7 Là nghĩa vụ của ngư­ời cán bộ 96,6
8 Muốn rèn luyện mình trong môi tr­ường chính trị 98,9
9 Để có uy tín cao trong tập thể 84,7
10 Để không bị khiển trách nhắc nhắc nhở 52,3
11 Để đ­ược làm quen với hoạt độn động tập thể 92
12 Để đư­ợc cất nhắc đề bạt 52,8
13 Để cải thiện điều kiện công tác trong t­ương lai 93,2
14 Để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn 93,8
15 Những lý do khác 80,1
       Qua bảng kết quả trên cho thấy:  Việc đi học lý luận chính trị đối với cán bộ cơ sở được thúc đẩy không phải một loại động cơ mà bởi một nhóm động cơ mang mang những nội dung phong phú. Trong đó các lý do thuộc động cơ nhận thức chiếm vị trí trội hơn. Trong các lý do thuộc phạm vi  động cơ nhận thức thì lý do như hoàn thiện tri thức cho bản thân, giải thích các sự vật hiện t­ượng một cách khoa học,  mong muốn có kết quả cao trong học tập, để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn xếp ở thứ bậc cao. Điều này cho thấy, đối với cán bộ cơ sở đi học lý luận chính trị vì động cơ nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng. Hay nói một cách khác, trong động cơ đi học lý luận chính trị, nếu xuất phát từ lý do nhận thức thì quá trình học tập sẽ đem lại hứng thú lâu dài. Đối với cán bộ cơ sở  ở Bình Phước, khi họ chọn học lý luận chính trị với động cơ mạnh mẽ nhất là động cơ nhận thức thì điều đó phần nào khẳng định học viên sẽ tích cực học tập tại trường.
Vấn đề đặt ra: Động cơ học tập của học viên là rất tốt, tuy nhiên kết quả học tập chưa phản ánh tương xứng. Theo kết quả khảo sát 244 học viên thuộc 4 lớp trung cấp Lý luận chính trị. Trong đó có 1 lớp học tập không tập trung tại trường ( TC19) của ngành điện lực và 3 lớp học tập trung ở huyện (TC111, TC112, TC113) thì kết quả trung bình điểm các học phần đã học ở các lớp có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể:
          - Lớp TC 111 đã học xong và có 9 cột điểm, có 22/53 học viên có trung bình cộng trên 7 điển chiếm 41,5%.
          - Lớp TC 112 đã học và có 8 cột điểm, 11/58 học viên có điểm trung bình từ 7 điểm trở lên tương ứng  18,96%.
         - Lớp TC 113 đã học và có 11 cột điểm, 34/51 học viên có điểm trung bình từ 7 điểm trở lên tương ứng  66,66% và 1 học viên đạt điểm trên 8.0 chiếm 1,96%.
        Nếu tính trên tổng số 244 học viên được khảo sát thì  có 0,41% đạt loại giỏi, 41,39% loại khá và 58,19% loại trung bình. Có thể lý giải vấn đề trên như sau: Mặc dù động cơ học tập của học viên là rất tốt, tuy nhiên kết quả học tập ngoài yếu tố động cơ nó còn bị tác động bởi nhiều nhân tố khác đó là giảng viên và cách thức quản lý của nhà trường.
        Nhân tố giảng viên chủ yếu là những nhân tố liên quan đến năng lực giảng viên. Năng lực giảng viên là một khái niệm đa hướng bao gồm nhiều thành phần như kỹ năng truyền đạt, sự tương tác giữa giảng viên và học viên, mức độ khó khăn và quá tải của môn học, kiểm tra và đánh giá, … Năng lực của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập vì năng lực này giúp học viên nắm bắt được mục tiêu và kỳ vọng của môn học, phần học. Năng lực của giảng viên còn giúp học viên hiểu được giá trị và lợi ích của việc học tập từ đó sẽ giúp học viên thích thú hơn trong quá trình học tập để có kết quả học tập tốt hơn.
         3. Một số giải pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học lý luận chính trị
          Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và hoàn thiện nội dung bài giảng theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác ở cơ sở
          Nội dung phương pháp dạy học là vấn đề lớn của nhà trường và các cơ quan chức năng. Theo chúng tôi để nội dung phương pháp dạy học phát huy được vai trò ảnh hưởng tích cực đến động cơ đi học của học viên, cần thực hiện các yêu cầu sau:
          Trên cơ sở các văn bản chỉ thị của HVCTQG Hồ Chí Minh nhà trường phải xác định nội dung chương trình sao cho thiết thực bám sát vào mục tiêu yêu cầu đào tạo vừa đáp ứng tốt cho hoạt động của học viên, vừa không gây ra sự quá tải đối với học viên.
          Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên; phát huy vai trò của người thầy trong việc kích thích, củng cố tình cảm, hứng thú của học viên đối với việc học lý luận chính trị.
         Tích cực nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với tính chất nội dung của môn học gắn với đổi mới phương pháp học của học viên. Phương pháp diễn giảng cần có sự gia công, cải tiến, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác (nêu vấn đề, trực quan…) cũng như tăng cường sử dụng phương tiện dạy học để bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn, hiệu quả hơn; kích thích hứng thú, tư duy độc lập sáng tạo của người học.
        Trong đổi mới phương pháp giảng dạy cần chú trọng đổi mới theo hướng tư duy phản biện (TDPB)
        Đặc thù của bộ môn lý luận chính trị đã là rất khô khan, cứng nhắc, lại hết sức trừu tượng, khó tiếp thu. Để bài giảng có tính thuyết phục cao, lý luận chặt chẽ, thực tiễn điển hình, tiêu biểu minh họa sát nội dung bài học thì cần tiếp tục đổi mới phương pháp giảng theo hướng tư duy phản biện
       Bản chất đích thực của TDPB là kỹ năng suy nghĩ giúp sản sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, tranh luận và biện giải thông tin, tri thức nhằm tìm ra một kết luận, một quyết định hoặc giải pháp phù hợp để tin hay để làm.
Đối với giảng viên lý luận chính trị, tư duy phản biện và phát triển tư duy phản biện có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt. Tư duy phản biện là phẩm chất cơ bản trong nhân cách của giảng viên lý luận chính trị, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển năng lực sư phạm và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên.
       Trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, người dạy cần phải được trang bị TDPB và sau đó chính họ triển khai phương pháp giảng dạy của mình bằng TDPB sau đó lan tỏa đến người học qua đó tăng tính thuyết phục của bài học.
      Để có cơ sở kịp thời trong việc điều chỉnh phương pháp giảng cho phù hợp với đối tượng học viên mỗi lớp, cuối mỗi buổi học giảng viên cần dành một khoảng thời gian khoảng 15-20 phút để có thể khảo sát kết quả buổi giảng băng những bài tập nhanh dưới dạng trắc nghiệm hoặc bài tập tình tình hướng dưới dạng đúng hoặc sai. Có thể sử dụng phần mềm và bảng câu hỏi đã được chuẫn bị trước với thao tác đơn giảng trên điện thoại thông minh trên nền tảng zalo học viên sẽ nhanh chóng hoàn tất. Giảng viên có thể có ngay số liệu thống kê về số bài làm đúng, sai, thậm chí có thể biết được chính xác tên học viên đạt điểm tốt hoặc không tốt nếu cần. Qua khảo sát nhanh, giảng viên có thể tuyên dương tinh thần học tập của lớp, tuyên dương số trường hợp xuất sắc và rút kinh nghiệm về những nội dung học viên làm sai nhiều để có thể bổ túc cho lớp vào giờ học, lớp học tiếp theo.
         Việc làm bài tập nhanh có thể thực hiện thí điểm sau đó thực hiện rộng rãi trong tất cả các buổi giảng. Điều đó sẽ tạo nên động lực để cả giảng viên và học viên đều phải cố gắng. Muốn làm được như vậy mỗi bài học, phần học đều phải có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tình huống phù hợp.
          Các nội dung trên đây là nhằm vào kích thích, duy trì và cụ thể hóa nhu cầu nhận thức, nhu cầu lĩnh hội kiến thức. Nó có tác dụng rất lớn trong việc củng cố, phát triển động cơ đi học LLCT.
          Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý theo hướng phát huy và kích thích tính tự chủ, tự quản, tự rèn luyện của học viên
          Quản lý vốn là hoạt động cơ bản và chủ yếu của nhà trường; đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp thống nhất của các bộ phận. Công tác quản lý học viên cũng bao gồm nhiều nội dung khác nhau, chung quy lại là tập trung vào quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học viên. Theo Quy chế hiện hành của Trường Chính trị Bình Phước đã quy định trách nhiệm phối hợp trong quản lý lớp học của ban cán sự: Ghi các nội dung cần thiết tên bài học, giảng viên lên lớp, học viên vắng học và ký xác nhận vào sổ đầu bài. Đối với  các lớp TCLLCT – HC học tập trung, chi bộ lớp sẽ được thành lập. Ban cán sự được quyết định là cấp ủy chi bộ. Thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt lớp thì cấp ủy, ban cán sự đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong quản lý lớp.
          Tuy nhiên để phát huy vai trò của Cấp ủy, Ban cán sự thì mỗi chủ nhiệm lớp cần theo sát quá trinh học tập của lớp. Quan tâm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn của lớp. Cần quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhu cầu của học viên bảo đảm sự quyền lợi của mỗi học viên và tập thể lớp.
          Đảm bảo sự công bằng khách quan trong đánh giá học tập và rèn luyện của học viên nhất là trong xử lý nghiêm việc vi phậm quy chế học tập hoc tập.
          Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; đề cao phương pháp quản lý dân chủ sâu sắc, toàn diện, hết lòng vì người học.
          Xây dựng tập thể học viên vững mạnh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc củng cố, phát triển động cơ đi học
          Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, các yếu tố thuộc về tập thể có sự ảnh hưởng khá mạnh đến động cơ đi học LLCT của học viên. Theo chúng tôi việc xây dựng tập thể học viên vững mạnh cần chú ý đến những nội dung sau:
          Tăng cường tổ chức các hoạt động mang tính tập thể, và bố trí các hoạt động đó thường xuyên để tạo tính đoàn kết , gắn bó vì tập thể đối với cá nhân. Ví dụ: thường nhận xét và cổ vũ động viên học viên qua các giờ thảo luận. Có nhận xét xác đáng về sự nổ lực cố gắng của mỗi thành viên, mỗi tập thể lớp sau một môn học, phần học nhất định.
Tổ chức thi học viên giỏi lý luận, tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao cùng với đó là phong trào thi đua học tập tốt để kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,… Bảo đảm sự thống nhất cao về mục đích học tập, rèn luyện; thống nhất về ý chí phấn đấu trong tập thể học viên.
          Cần mở chuyên mục về điển hình học tập và rèn luyện để nêu gương những học viên chấp hành tốt quy chế học tập, có động cơ học tập tốt, có thành tích học tốt để tạo sự lan tõa trong cộng đồng học viên. Phát hiện, cổ vũ và xây dựng các gương điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học viên.      
             Đảm bảo tốt các phương tiện dạy học và các điều kiện phục vụ cho học tập, tự nghiên cứu của người học
          Thường xuyên kiểm tra các thiết bị âm thanh, ánh sáng: như loa, micro, hệ thống máy chiếu, bóng đèn hay quạt, máy lạnh,… đảm bảo phòng học phục vụ tốt hoạt động dạy và học.
          Ngoài hệ thống thư viện phòng đọc; cần quan tâm biên soạn giáo trình, nhất là đầu tư tài liệu tham khảo, nhất là các bài viết chuyên sâu về chuyên môn mang tính trao đổi gợi mở sát với yêu cầu thực tiễn của địa phương của ngành và của đất nước để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên tự nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường những bài viết gắn với nội dung các bài học, phần học có liện hệ sát với thực tiễn, đa dạng về số bài viết và có tính thời sự cao. 
          Trên đây là những giải pháp cơ bản giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học LLCT. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng song giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Vì vậy trong quá trình thực hiện phải đồng bộ, chặt chẽ nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ninh

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay7,653
  • Tháng hiện tại183,510
  • Tổng lượt truy cập9,145,872
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây