Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hướng đến xây dựng Trường chính trị chuẩn

Thứ hai - 11/01/2021 08:55 2.226 0
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng trường chính trị đạt chuẩn trong tương lai gần. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi phải chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ, phải có quyết tâm chính trị cao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu của đội ngũ giảng viên và đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh ủy cùng các ban, ngành, đoàn thể.
 
Vì vậy, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên trẻ nói riêng tại Trường Chính trị tỉnh Bình Phước được xem là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. 
Hiện nay, đội ngũ giảng viên trẻ tại Trường Chính trị tỉnh Bình Phước đã tham gia đảm nhiệm giảng dạy nhiều nội dung tại các học phần trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, có khả khả năng nghiên cứu khoa học (nhiều giảng viên trẻ làm chủ nhiệm đề tài hoặc là thành viên đề tài khoa học các cấp). Về số lượng giảng viên trẻ (dưới 40 tuổi) có 09/17 giảng viên (không tính giảng viên kiêm nhiệm), tập trung tại hai khoa: khoa Lý luận cơ sở (04/06 giảng viên) và Khoa xây dựng Đảng (05/07 giảng viên); về trình độ chuyên môn: có 05/09 giảng viên trẻ trình độ thạc sỹ; về trình độ chính trị có 01 giảng viên trẻ có trình độ Cao cấp, 07 giảng viên có trình độ Trung cấp và 01 giảng viên có trình độ sơ cấp; có 02 giảng viên đã hoàn thành việc đi nghiên cứu thực tế cơ sở có kỳ hạn ở cơ sở…
Tuy nhiên, có một thực tế đó là những giảng viên trẻ lại thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu kinh nghiệm trong xử tình huống, một số giảng viên trẻ còn chưa thực sự tự tin khi đứng trên bục giảng. Trong khi đó đội ngũ học viên tại các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và các lớp bồi dưỡng thì đa dạng, phong phú về lứa tuổi, nghề nghiệp về trình độ và những học viên này đều đang công tác tại các sở, ban, ngành, các địa phương và tại các trường học, họ là những người có kiến thức thực tiễn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và để khắc phục những hạn chế nêu trên, giúp đội ngũ giảng viên trẻ từng bước trưởng thành, nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường thì bản thân mỗi giảng viên trẻ cần thực hiện một số yêu cầu sau: 
Thứ nhất, giảng viên trẻ phải xác định: là giảng viên trường đảng thì vừa là vinh dự và vừa là trách nhiệm của mỗi bản thân. Phải xây dựng cho mình một phong cách, tư cách giảng viên trường đảng. Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Trước bão giá của nền kinh tế thị trường không ít giảng viên băn khoăn trước những khoản thu chi so với đồng lương của mình. Tuy nhiên, mình phải xác định và thật sự tâm huyết, không được dao động trước những mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, bản thân mỗi giảng viên trẻ không được tự mãn với những kiến thức  của bản thân. Phải tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách sư phạm. Kiến thức ở đây không chỉ là kiến thức chuyên ngành mà còn là kiến thức liên ngành. Kiến thức giữa các bộ môn: lý luận về chủ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản .... đều liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nội dung mỗi bài giảng. Sau mỗi buổi lên lớp hoặc sau khi giảng xong một lớp nào đó, giảng viên trẻ cần có khoảng thời gian tự nghiền ngẫm, đánh giá lại toàn bộ quá trình dạy của mình, rút ra những mục, những phần mình đã giảng tốt, những mục, đoạn mình giảng chưa hay, chưa ưng ý. Làm được điều này, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy được những phần giảng mà minhg cảm thấy đạt yêu cầu, đồng thời để khắc phục ở những hạn chế mà mình còn mắc phải tại các buổi giảng, lớp tiếp theo. Từ đó nâng cao chất lượng bài giảng từng bước một.
Thứ ba, giảng viên trẻ cần có tinh thần cầu tiến, tiếp tục rèn luyện các mặt: tập viết, tập giảng, rèn luyện tác phong sư phạm, kỷ luật làm việc, kỷ luật phát ngôn, bản lĩnh chính trị, tích cực đi dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm công tác và kinh nghiệm ở trường để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt trong bài giảng của mình. Không chỉ học hỏi đồng nghiệp, thầy cô, trong trường mà cần tích cực học hỏi thầy cô, đội ngũ báo cáo viên tại trường.Có một điều thuận lợi là hiện nay nhà trường đã và đang mở rất nhiều lớp, đa dạng về loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ báo cáo viên tại các lớp là rất phong phú. Vậy giảng viên trẻ cần theo dõi kế hoạch đào tạo của Nhà trường và đăng ký lịch nghe giảng tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng khi có những báo cáo viên từ các học viên, các bộ, ngành của Trung ương về giảng dạy tại trường để học hỏi kinh nghiệm.
Thứ tư, giảng viên trẻ cần tích cực, chủ động trong hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức thực tiễn. Theo quy chế hiện hành thì nghĩa vụ hàng năm  của mỗi giảng phải thực hiện 270 giờ nghiên cứu khoa học. Giảng viên không nên chỉ thực thiện đủ 270 giờ. Chúng ta phải tích cực viết các bản tin, bài nghiên cứu trao đổi đăng bài đăng trên website nhà trường, các bài tham luậm tham gia các hội thảo do nhà trường và các học viên, cơ sở đào tạo liên kết phối hợp tổ chức, tham gia làm chủ nhiệm hoặc thành viên các đề tài khoa học các cấp. Vì khi chúng ta tham gia viết nhiều bài khoa học sẽ trau rồi kỹ năng viết, nâng tầm chất lượng bài viết, khả năng nghiên cứu koa học của bản thân, điều này giúp ích rất nhiều cho giảng viên khi giảng bài, trình bày ý tưởng sẽ được trôi chảy, tăng tính thuyết phục cho người nghe. Cùng với việc tích cực, cầu thị trong việc viết các tham luận, bài nghiên cứu thì giảng viên trẻ phải chủ động, tích cực trong việc đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở. Việc đi nghiên cứu thực tế có thể kết hợp cùng với việc hướng dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế cuối khóa hoạch đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn ở cơ sở (6 tháng hoặc 1 năm). Vì khi chúng ta hòa mình vào công việc ở cơ sở, chứng kiến được những sự việc thực tế ở cơ sở thì giảng viên mới soi dọi, đối chiếu với những kiến thức mình được trang bị và qua hoạt động nghiên cứu thực tế để mình tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tại cơ sở và đây là những nguồn kiến thức bổ ích để sau này chúng ta vận dụng vào các nội dung giảng dạy, tăng tính hấp dẫn, khăc phục tình trạng “nói suông”, “kiến thức rỗng”.  
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ cả về chất lượng và số lượng trong những năm qua Nhà trường đã xây dựng đề án phát triển trường, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Đội ngũ giảng viên được tham gia dự họp các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiều giảng viên được cử đi học cao học, nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng tại Học viện Chính trị quốc gia khu vực 1, khu vực 2, Học viện hành chính và các trường đại học trong cả nước…. Trong thời gian tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần tăng cường các chính sách động viên, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên trẻ đi học tập nâng cao trình độ (cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sỹ), động viên đội ngũ giảng viên yên tâm công tác; bố trí cán bộ bảo đảm đúng người, đúng việc, phát huy được sở trường và phù hợp chuyên ngành đào tạo.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và đối với đội ngũ giảng viên trẻ nói riêng là đòi hỏi thiết thực vì năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu của nhà trường. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, các thế lực thì địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng quyết liệt. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học viên những kiến thức về chính trị - hành chính thì chúng ta cũng cần phải tăng sức đề kháng cho học viên, nâng cao khả năng phản bác, đấu tranh chống lại quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch một cách chính xác, khoa học, có luận cứ, luận điểm rõ ràng. Đây là một trách nhiệm, một yêu cầu nặng nề đối với đội ngũ giảng viên. Vì vậy, với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị ngày càng cao trong tình hình mới đòi hỏi Đảng ủy, Ban Giám hiệu các phòng, khoa và từng giảng viên trẻ cần quyết tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm “cái gốc của mọi công việc”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

Tác giả bài viết: ThS. Phạm Xuân Quyền

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thuocladientu
 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,524
  • Tháng hiện tại129,535
  • Tổng lượt truy cập7,507,284
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây