Trường Chính trị tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 38 KH/TCT ngày 25 tháng 10 năm 2019 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kế hoạch được triển khai thực hiện nghiêm túc với nhiều nhóm giải pháp từ tuyên tuyền, nghiên cứu khoa học, đến giảng dạy và học tập, hiện nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
1. Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và vấn đề nêu gương
Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Đây là dịp các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng. Trong điều kiện đó, Đảng ủy Trường Chính trị đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đạt được nhiều kết quả nổi bật, cụ thể như sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đảng viên, quần chúng và học viên về vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được triển khai với nhiều nội dung, hình thức
Chi bộ Khoa Lý luận đã thực hiện nghiêm túc việc quán triệt nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW; chủ động nghiên cứu, lồng ghép nội dung Nghị quyết vào các chuyên đề giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn sinh hoạt chi bộ… Đặc biệt chú trọng việc cung cấp kịp thời các thông tin thời sự qua sinh hoạt chi bộ, chia sẻ thông tin trên trang thông tin điện tử của Trường; phản bác các thông tin sai trái, vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch để đảng viên, giảng viên, học viên có cách nhìn đa chiều, nhận diện sâu hơn về các thủ đoạn chống phá, nhất là trên in-tơ-nét, mạng xã hội. Từ đó, nâng cao trách nhiệm cá nhân, tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phù hợp với hoàn cảnh thực tế và điều kiện công tác.
Hai là, phát huy tốt vai trò của giảng viên trong việc tham gia viết bài viết bài đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc trên Website và Trên Lý luận và thực tiễn của Trường. Thời gian qua 100% giảng viên khoa Lý luận đã tham gia viết bài thuộc chuyên mục này. Ngoài ra tham gia viết bài cho các Hội thảo, viết bài trên các báo, trang tuyên truyền chính thống, các cuộc thi viết chính luận liên quan đến vấn đề đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và xem đây là nhiệm vụ bắt buộc, cấp thiết, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Qua đó, góp phần vào sự thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng ta liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông qua việc tham gia viết bài khoa học, cuộc thi viết chính luận nhằm lan tỏa ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giảng viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chất lượng, hiệu quả bài viết, kỹ năng viết ngày càng được cải thiện góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường trong thời gian tới. Một số bài đã được đăng chuyên mục này trên trang Website của Trường như: Việt Nam kiên định mục tiêu Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm; Nhận diện vấn đề suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay; Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay; Nhận thức tốt việc học tập lý luận chính trị góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng;…
Ba là, Xác định nội dung nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, khái niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là rất rộng, toàn diện, bao gồm 05 nội dung, trong đó trước hết là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trở thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, trong đó có trách nhiệm của cán bộ, giảng viên làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy LLCT. Thực tế cho thấy, hoạt động nghiên cứu, giảng dạy LLCT đã tham gia và tác động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối tượng tác động trực tiếp của công tác nghiên cứu, giảng dạy LLCT là đội ngũ cán bộ của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, học viên. Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy LLCT góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới càng trở nên quan trọng. Trong mỗi nội dung bài giảng đều khai thác khá triệt để các nội dung đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch như nội dung cơ bản của triết học Mác-Lênin gắn với phê phán các quan điểm phủ nhận đấu tranh giai cấp; phủ nhận vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin; đối lập kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phủ nhận sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân; …
Bốn là, gắn việc giảng dạy Trung cấp lý luận chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tùy theo nội dung, thời gian và tình hình học tập cảu mỗi lớp, giảng viên bổ sung nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào các khâu, các nhiệm vụ của quá trình đào tạo nhằm nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính cập nhật, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn của bài giảng; hướng đến cung cấp cho học viên những nhận thức mang tính phương pháp luận để nhận diện, đánh giá và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn một cách khách quan, toàn diện, bao quát, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với tư cách là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Từng bước tạo sự thống nhất về nội dung này trong tập thể giảng viên, khoa đã thông qua sinh hoạt chuyên môn để thống nhất nội dung, cách thức tích hợp; tham gia dự giờ, góp ý hoàn thiện bài giảng; xây dựng các tình huống, bài tập, liên quan đến việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để học viên trao đổi, thảo luận; tích hợp trong các câu hỏi ôn tập, thi hết phần học... với sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên đã góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của học viên.
2. Giải pháp tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 35 của Bộ chính trị trong thời gian tới.
Một là, Mỗi giảng viên giảng dạy LLCT cần nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tư tưởng đạo đức; xây dựng ý chí quyết tâm, động cơ, thái độ, trách nhiệm trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; không hoang mang, dao động trước mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Hai là, Đội ngũ giảng viên giảng dạy LLCT cần tích cực, thường xuyên nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn: viết bài tham gia Hội thảo các cấp, bài đăng trên các báo, tạp chí, trang webtise,…để làm sáng tỏ những nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản bác lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch đồng thời vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam. Dù ở cách tiếp cận nào, những bài viết khoa học cũng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, góp vào thành công của công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ba là, Giảng viên tích cực chia sẻ, hướng dẫn cho người học nhận diện các quan điểm thù địch, phân tích giảng giải một cách chính xác, khách quan, khoa học giúp cho người học hiểu bản chất vấn đề để đấu tranh, chống lại các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Trên cơ sở đó định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để họ có được những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, bám sát nội dung, chương trình đào tạo, với từng nội dung, cần làm rõ đâu là những vấn đề có giá trị bền vững cần tiếp tục khẳng định, lan tỏa; đâu là những vấn đề cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình mới; đâu là những vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc và cần phải đấu tranh phản bác (căn cứ lý luận, thực tiễn). Phát huy tính chủ động của học viên trong việc tham gia trao đổi, thảo luận các vấn đề có liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Giảng viên cũng cần trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn cho học viên những kỹ năng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên sách, báo, tạp chí và trên không gian mạng.
Năm là, cần lấy việc tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bài giảng cũng như chất lượng giảng viên hàng năm./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Hội đồng Trung ương (2009), Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (giáo trình), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.