Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện cách mạng Việt Nam là phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân và thực tiễn của đất nước

Thứ ba - 20/06/2023 05:08 675 0
Hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện mưu đồ đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng ta. Có thể nhận thấy, những thủ đoạn của chúng ngày càng nham hiểm, tinh vi và khó nhận diện; tuy nhiên mục tiêu nhất quán và xuyên suốt là đòi phủ nhận và xoá bỏ vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Vì vậy, cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh.
Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: https://baovephapluat.vn
Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: https://baovephapluat.vn
 
     Trong những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã và đang được phát huy mạnh mẽ nhất là từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được ban hành, triển khai đồng bộ, thống nhất, toàn diện. Những vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch nhằm mục đích kêu gọi “Phải xoá bỏ điều 4 ghi trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam” đã bị lật tẩy thì chúng lại đưa ra kiến nghị đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng “Đảng chỉ nên lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chung chung”, “không lãnh đạo kinh tế, văn hóa, không lãnh đạo lực lượng vũ trang”... bởi vì đó là công việc của Nhà nước.
     1. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn
      Một là, chúng cố tình dùng những từ ngữ gây hiểu lầm, đồng nhất quyền lực của Đảng với quyền lực của nhà nước để một mặt là phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng mặt khác là bóp méo bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
     Hai là, tấn công gián tiếp. Bởi lẽ chúng không dùng những từ ngữ thể hiện sự ngang ngược, ngông cuồng để đòi xoá bỏ Điều 4 của Hiến pháp như trước đây mà lời lẽ, ngôn từ chỉ dùng ở dạng kiến nghị, đề xuất đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; không phủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở dạng tấn công này dễ thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; có những người còn “non nớt” và “mơ hồ” trong nhận thức về chính trị sẽ nhận thấy tính có lý và tán đồng luận điểm trên mà không nhận không thấy được những mưu toan ẩn chứa. Mục đích thực chất nhằm tách rời sự lãnh đạo chính trị, tư tưởng với lãnh đạo kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, từng bước hạn chế quyền lực, vô hiệu hoá quyền lực của Đảng, dọn đường cho việc kêu gọi và thực hiện đa nguyên, đa đảng ở nước ta.
     2. Đấu tranh và phản bác làm thất bại âm mưu và sáng tỏ sự thật
     Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn diện cách mạng Việt Nam được Hiến pháp quy định và Nhân dân thừa nhận, tin tưởng, uỷ thác. Tại Điều 4 - Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Vai trò đó đã được thử thách, kiểm nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ khi Đảng ra đời đến nay. Thực tiễn cách mạng Việt Nam ghi nhận sự xác lập vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử dân tộc, là ý nguyện của Nhân dân Việt Nam chứ không phải là kết quả thắng lợi của một cuộc đấu tranh nghị trường trong cuộc cạnh tranh giữa các đảng phái như tại các quốc gia “dân chủ” theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hiện nay. Trước yêu cầu cấp bách của lịch sử dân tộc, Đảng là lực lượng duy nhất đã kiên quyết, kiên trì lãnh đạo Nhân dân, được Nhân dân tin tưởng và ủng hộ thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc lãnh đạo toàn diện các mặt tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước là trọng trách, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng do Nhân dân Việt Nam uỷ thác, giao phó, được Hiến pháp ghi nhận.
     Thứ hai, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Qua các chặng đường lịch sử, tranh đấu, hy sinh Đảng luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng cao cả đó; Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Việc lãnh đạo toàn diện các mặt tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng chỉ nhằm mục đích duy nhất đảm bảo độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho Nhân dân; sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước cũng đều vì lợi ích của nhân dân; để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân.
     Thứ ba, thực tiễn hơn 93 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong đó gần 78 năm với tư cách đảng cầm quyền; sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp Nhân dân ta, dân tộc ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng; từ thành quả của cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến thành tựu của hơn 35 năm đổi mới đất nước. Như vậy, Đảng lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực là để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của nước ta. Những năm gần đây, trước sự tác động của Đại dịch Covid 19 đối với toàn cầu, với mục tiêu lý tưởng, bản chất và bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đã đưa đất nước ta vững vàng vượt qua đại dịch, sớm phục hồi nền kinh tế và ổn định đời sống xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.” [1]
     Thứ tư, trong điều kiện Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền; Đảng ta và Nhân dân ta không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập; Đảng ta cũng nhận thấy rõ những nguy cơ đối với thể chế nhất nguyên theo hai xu hướng: một là, chủ quan, duy ý chí, độc đoán chuyên quyền; hai là, quan liêu, xa dân, buông lỏng lãnh đạo. Xét về hậu quả thì cả hai hướng nguy cơ đều ảnh hưởng nặng nề đến vai trò lãnh đạo của Đảng, đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ để khắc phục và phòng tránh nguy cơ chủ quan, độc đoán, duy ý chí thì Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước là để hạn chế nguy cơ xa dân, quan liêu, buông lỏng lãnh đạo, “khoán trắng” cho Nhà nước.
     Thứ năm, Đảng lãnh đạo Nhà nước là một phương thức lãnh đạo cầm quyền quan trọng của Đảng; Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước, Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện trong toàn xã hội. Một trong những phương thức cầm quyền cơ bản của Đảng ta hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
      Mặt khác, phương thức vận hành tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam thực hiện theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đảng không thể nào lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà không có Nhà nước, không thông qua Nhà nước. Ngược lại, Nhân dân lao động không thể nào làm chủ xã hội và tiến hành có kết quả sự nghiệp cách mạng của mình nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, nhưng không điều hành xã hội thay Nhà nước, Nhà nước điều hành xã hội, nhưng không xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước không thể thay thế hoặc đồng nhất.
     Tóm lại, lý luận và thực tiễn cách mạng đều cho thấy chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng có mối quan hệ biện chứng, quy định và tác động qua lại lẫn nhau. Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là một chỉnh thể định hướng cho sự phát triển về mọi lĩnh vực của xã hội, an ninh – quốc phòng , dẫn dắt sự phát triển đất nước theo lý tưởng, mục tiêu của Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn. Do đó, lãnh đạo chính trị của Đảng một cách tất yếu, tự nhiên đã bao hàm lãnh đạo cả hệ thống chính trị thực hiện toàn diện các nội dung của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, những kiến nghị đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng “Đảng chỉ nên lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chung chung”, “không lãnh đạo kinh tế, văn hóa, không lãnh đạo lực lượng vũ trang” là phản cách mạng, vô căn cứ. Đó là thủ đoạn tinh vi, là một “lối đi” mới trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch khi “chiêu trò cũ” đã bị lật tẩy và thất bại. Trước những âm mưu thâm độc đó; Đảng ta cần sáng suốt nhận diện và kiên quyết đấu tranh đồng thời tăng cường đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước; tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khắc phục những hạn chế; không để xảy ra những thiếu sót, khuyết điểm để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá./.
 
[1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2021), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận quốc tế và trong nước về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, tr.25.

Tác giả bài viết: Dư Thị Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thuocladientu
 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay2,853
  • Tháng hiện tại248,669
  • Tổng lượt truy cập7,626,418
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây