MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI VIẾT BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Thứ bảy - 05/06/2021 11:09 2.694 0
Tại trường chính trị trên cả nước nói chung, Trường Chính trị tỉnh Bình Phước nói riêng, hoạt động NCKH của giảng viên được thể hiện thông qua việc viết đề tài, bài tham luận tại các hội thảo khoa học và bài viết trên “Thông tin lý luận và thực tiễn”. Trong bài viết này, tác giả xin chia sẻ một vài kinh nghiệm khi viết bài NCKH để nâng cao chất lượng các bài viết NCKH,
         Hiện nay, không chỉ trong các trường đại học, nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ rất được coi trọng trong các trường chính trị tỉnh, thành phố. Bên cạnh công tác giảng dạy, NCKH được coi là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá khả năng hoàn thiện của mỗi giảng viên. Việc thực hiện NCKH không chỉ giúp giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, là một trong những tiêu chí trong thi đua khen thưởng, mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ của giảng viên cũng như khẳng định uy tín, vị thế của cá nhân; từ đó nâng cao uy tín và vị thế của các trường chính trị.
        Tại trường chính trị trên cả nước nói chung, Trường Chính trị tỉnh Bình Phước nói riêng, hoạt động NCKH của giảng viên được thể hiện thông qua việc viết đề tài khoa học; bài tham luận tại các hội thảo khoa học và bài viết trên “Thông tin lý luận và thực tiễn” được xuất bản ít nhất một năm hai lần...
       Tuy nhiên, một số bài tham luận tại các hội thảo khoa học, bài viết trên “Thông tin lý luận và thực tiễn”… (gọi chung là bài viết NCKH) trong thời gian qua vẫn còn những khó khăn, bất cập: nội dung, cách thức trình bày chưa đúng quy định, tiêu đề và nội dung có bài chưa ăn nhập với nhau, việc lựa chọn tiêu đề còn mang tính chung chung, những câu trích dẫn thiếu chú thích nguồn. Bên cạnh đó, có một số bài viết còn hạn chế về cách diễn đạt, dùng từ, còn sử dụng văn nói khi viết; cá biệt có những bài viết chưa thực sự chỉn chu, đầu tư chưa nhiều khi vẫn để những lỗi đáng ra không nên có như lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật soạn thảo. Để bài viết nghiên cứu khoa học đạt chất lượng, theo tôi cần rút kinh nghiệm từ các học giả có uy tín. Theo đó, họ thường chú ý quan tâm một số điểm sau:
        Một là, việc lựa chọn tiêu đề bài NCKH
       
Tiêu đề bài nghiên cứu khoa học rất quan trọng, nó thể hiện nội dung của bài nghiên cứu mà tác giả muốn trình bày, diễn đạt. Do đó, tiêu đề của bài phải hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện nội dung, sát với chủ đề; tiêu đề của bài nên có yếu tố mới, cần phải để ý đến những từ khóa. Bên cạnh đó, khi đặt tiêu đề bài nghiên cứu khoa học, tác giả cần tránh những điều sau: không bao giờ sử dụng viết tắt, không nên đặt tựa đề quá mơ hồ, không nên đặt tựa đề quá dài và không nên đặt tựa đề như là một bài phát biểu.
       Hai là, chú ý đến bố cục của một bài nghiên cứu khoa học
     Thông thường, một bài nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung chủ yếu như: dẫn nhập trong đó nêu rõ vấn đề đã được lựa chọn để nghiên cứu, phương pháp đó là tác giả đã sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao, kết quả là phát hiện gì từ việc nghiên cứu, bàn luận là ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu. Đây là cấu trúc khá phổ biến. Bên cạnh đó, tùy theo bài viết nghiên cứu mà cấu trúc của bài còn có thêm kết luận (có thể ghép với phần bàn luận), tài liệu tham khảo và phụ lục.
       Một bài viết nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị thường phải gắn lý luận với thực tiễn. Do đó, cấu trúc trong phần nội dung thường bao gồm: phần những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu; thực trạng vấn đề nghiên cứu (phải có số liệu minh chứng cụ thể, rõ ràng, có tính thuyết phục cao; phân tích nguyên nhân); từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị. Nội dung của phần nào nhiều hay ít tùy thuộc vào việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu là gì, chủ yếu nghiên cứu về vấn đề lý luận, nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng hay chỉ ra những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
       Ba là, tuân thủ các bước để viết bài nghiên cứu khoa học: hình thành ý tưởng; lập dàn ý để triển khai ý tưởng; tìm tài liệu, số liệu, dẫn chứng để chuẩn bị viết; viết bài nghiên cứu; đọc lại, rà soát lỗi và chỉnh sửa; hoàn thiện lần cuối.
       Kinh nghiệm cho thấy, để có một bài viết nghiên cứu khoa học có chất lượng, cần phải viết đi viết lại, suy ngẫm, viết câu ngắn. Nên tạo các đề mục theo trình tự logic như quy định của tạp chí, của hội thảo.... Lưu ý sử dụng thì của động từ trong các phần như phần đặt vấn đề và bàn luận thường sử dụng thì hiện tại và quá khứ; phần phương pháp, kết quả và kết luận hoàn toàn thì quá khứ; phần khuyến nghị dùng thì tương lai.
        Đối với sửa bài viết sau khi có phản biện của ban biên tập, cần đọc kỹ các góp ý sửa bài và trả lời từng góp ý. Trên cơ sở đó hoàn thiện bài viết với tinh thần cầu thị, nhưng bên cạnh đó cần bảo vệ được ý tưởng của tác giả khi viết bài.

Tác giả bài viết: Nguyễn Khuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay10,244
  • Tháng hiện tại80,731
  • Tổng lượt truy cập9,043,093
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây