Bồi dưỡng kỹ năng số cho đội ngũ giảng viên tại trường Đảng

Thứ bảy - 12/04/2025 00:34 58 0
Đào tạo kỹ năng số cho đội ngũ giảng viên tại trường chính trị là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia. Bài viết làm rõ tầm quan trọng, những thách thức và đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển kỹ năng số cho giảng viên.

Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, Trường Chính trị đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, kỹ năng số của đội ngũ giảng viên hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy và quản lý bằng công nghệ số. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ và nền tảng số đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, gây trở ngại cho việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy tại trường chính trị.

1. Một số thách thức đối với giảng viên ở trường chính trị tỉnh Bình Phước:

 Một số giảng viên chưa tiếp cận đầy đủ các công cụ và phần mềm mới, gặp khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật số vào giảng dạy và quản lý.  Một bộ phận giảng viên còn ngại thay đổi, chưa sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới do thiếu tự tin hoặc lo ngại về khả năng thích ứng, bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị và hạ tầng số tại trường chưa đồng đều, gây khó khăn trong triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ năng số cũng như chưa có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả để động viên, khuyến khích giảng viên tích cực tham gia các khóa đào tạo kỹ năng số.

2. Đề xuất một số giải pháp

- Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng số chuẩn hoá:

Thiết kế chương trình đào tạo kỹ năng số phù hợp với đặc thù của trường Đảng, bao gồm các nội dung như kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý giảng dạy, kỹ năng xây dựng bài giảng trực tuyến, và kỹ năng tương tác trên các nền tảng số.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đào tạo, bồi dưỡng:

Tổ chức các khóa tập huấn định kỳ về sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ thực tế ảo (VR), giúp giảng viên hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy và quản lý.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến:

Triển khai các nền tảng học tập số, hệ thống quản lý học tập (LMS) và thư viện số chuyên biệt, đảm bảo nguồn học liệu phong phú và dễ dàng tiếp cận.

- Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ số:

Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề tài ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời thúc đẩy tinh thần đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ giảng viên.

Đào tạo kỹ năng số cho giảng viên trường chính trị không chỉ là yêu cầu thực tiễn trong xu thế chuyển đổi số mà còn giúp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ chính trị và quản lý hành chính nhà nước. Các giải pháp đề xuất trong bài viết sẽ góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên hiện đại, năng động và sẵn sàng hội nhập vào kỷ nguyên số.

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Trường Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,173
  • Tháng hiện tại38,676
  • Tổng lượt truy cập10,586,095
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây