Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hợp tác khoa học - kỹ thuật với nước ngoài, trước hết là để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nước ta còn nghèo, lạc hậu, trình độ kinh tế, khoa học - kỹ thuật còn thấp xa so với nhiều nước trên thế giới. Vì thế, Việt Nam phải mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để học tập, để tiếp thu kinh nghiệm của họ, để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi mới giành được độc Chủ tich Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã chủ động mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới. Trong thư gửi Liên hiệp quốc năm 1946 Chủ tich Hồ Chí Minh đã viết " nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”
- Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong mát cả các ngành kỹ nghệ của mình.
- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, đường sá giao thông cho việc buôn bản và quá cảnh quốc tế.
- Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc
Có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ kinh tế đổi ngoại đã thể hiện rõ các nội dung sau đây:
Thiện chí tốt đẹp của Việt Nam - "Sẵn sàng làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới", xuất phát từ yêu cầu nội tại của đất nước - "thêm bạn, bớt thù".
Hợp tác kinh tế là phương thức để thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế - những mối quan hệ về tài chính, kinh tế, khoa học - kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới, một cách chủ động và tích cực.
Các hình thức của quan hệ kinh tế đối ngại họp tác khoa học - kỹ thuật, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển các dịch vụ giao thông vận tải.
Hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật với từng nước, có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để khai thác “kỹ nghệ của các nước thì có thể và cần thiết phải hợp tác với các nước, kể cả những nước không cùng chế độ chính trị - xã hội, thậm chí cả với nước đã từng xâm lược nước ta. Do đã theo Người, chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làn bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc hợp tác với Mỹ. Trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 1-11-1945, Hồ Chí Minh đã để nghị: “Nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam, tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mật thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác, để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác".
Cũng trong lần trả lời các nhà báo, Chủ tịch Hồ ChíMình đã nói rõ thái độ của chính phủ Việt Nam khi mới giành được độc lập: Có thể rằng: Chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xử ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thế rằng: Chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia. Trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp ngày 10-1-1947 Hồ Chí Minh khẳng định: Chúng tôi bao giờ cũng muốn kiến thiết lại nước chúng tôi với sự giúp đỡ của tư bản và các nhà chuyên môn Pháp để mưu lợi ích chung cho cả hai dân tộc,
Hồ Chí Minh nêu rõ các nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học kỹ thuật... là trên cơ sở thật thà, dân chủ và cùng có lợi, chống lại mọi biểu hiện có tính chất thủ đoạn để dẫn tới sự can thiệp và thôn tính lẫn nhau. Người viết: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sản sàng đặt quan hệ thân thiện hợp tác với bất kỳ nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và chung sống hoà bình. Chúng tôi tin chắc rằng sự hợp tác đó sẽ có lợi cho cả đôi bên và có lợi cho công cuộc hoà bình toàn thế giới.
Cũng theo Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của các nước anh em là một nguồn vốn quý, phải biết trân trọng và sử dụng cho có hiệu quả để tăng năng lực sản xuất của ta. Người viết: Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta phát triển khả năng của ta.
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, do đó việc thúc đẩy hợp tác khoa học - kỹ thuật và công nghệ, thu hút các nguồn vốn, kỹ thuật từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ bức bách, mang tính khách quan đã được khẳng định ngay từ Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm 1976); đã không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương, đó là đòi hỏi khách quan của thời đại". Đại hội lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới, mở cửa đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong chính sách và quan hệ đối ngoại của nước ta nói chung, quan hệ kinh tế đối ngoại (có sự hợp tác quốc tế về khoa học - kỹ thuật) nói riêng. Qua các lần Đại hội Đảng tiếp theo, Đảng ta tiếp tục khẳng định và phát triển những tư tưởng của Đại hội VI về phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi nhấn mạnh: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Phát huy nguồn lực tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Với Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh- Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, song tay nghề của lực lượng còn nhiều hạn chế, khoa học và công nghệ chưa thực phát triển. Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, phải có nền kinh tế phát triển và tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ. Vì thế, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò động lực của khoa học và công nghệ và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hiện đại hoá toàn bộ sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ và tinh thần của đất nước. Việt Nam đã nâng cao thế của mình trên chính trường và thương trư
ờng thế giới.
Tác giả bài viết: Ths.Phan Anh Trà
Ý kiến bạn đọc