MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ tư - 23/04/2025 11:28 25 0
Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực như: cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng; gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ngoài ra mạng xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích cho học viên. Trong đó, mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức giao tiếp, cách thức tiếp cận thông tin, phương pháp học tập, nghiên cứu cũng như làm thay đổi cách thức giải trí của học viên. Đồng thời, mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, những thông tin từ mạng xã hội cũng tác động tiêu cực. Trong đó, nhiều trang mạng xã hội chứa đựng nhiều nội dung tác động đến tâm tư, tình cảm, quan điểm, hành vi sai trái,.. có thể làm cho học viên không vững vàng về bản lĩnh chính trị, dẫn đến thay đổi lập trường tư tưởng. Bên cạnh đó, mạng xã hội còn chứa đựng nhiều nội dung phản ánh lối sống thực dụng, ích kỷ.., có thể khiến cho học viên tha hóa về đạo đức, lối sống và việc sử dụng mạng xã hội có thể làm cho học viên có những hành vi vi phạm pháp luật, cũng như có thể làm suy giảm năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ; làm thay đổi thái độ, hành vi giao tiếp của học viên. Đồng thời, mạng xã hội cũng là một môi trường mà các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động để chống phá tư tưởng, đạo đức, lối sống, gây chia rẽ mất đoàn kết, tập hợp lực lượng chống đối để thực hiện “diễn biến hòa bình”.

          Từ những tác động tích cực và tiêu cực trên, có thể thấy rằng, mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với mọi học viên nếu thiếu cảnh giác. “Thời gian vừa qua, nhiều sự việc đã bị kẻ xấu xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhưng chưa đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, gây bức xúc trong dư luận”[1], hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động bạo lực... được coi là thông tin xấu, độc. Việc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch được Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái”[2]

 Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội cho học viên trường chính trị tỉnh Bình Phước

 Để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Nhà trường cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

 Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, trong nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

Cấp ủy đảng đưa nhiệm vụ đấu tranh vào nghị quyết lãnh đạo thường kỳ hoặc chuyên đề của cấp ủy đảng và nội dung sinh hoạt của tổ chức đảng, sát với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, nội dung đấu tranh trọng tâm, trọng điểm sát với lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên. Tăng cường hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình trong từng thời kỳ, chống giáo điều, máy móc. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đoàn thanh niên, công đoàn... trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện mơ hồ, ngộ nhận, mất cảnh giác trước các nguồn thông tin xấu độc, phản động.

Tạo nhận thức đúng đắn, toàn diện và đầy đủ về tính hai mặt của internet, mạng xã hội cũng như âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch. Tạo khả năng “miễn dịch” trước các thông tin xấu độc, cũng như tăng sức “đề kháng” để chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng.

Tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, giáo dục lòng yêu nước, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, giảng viên, học viên và quần chúng trong nhà trường, làm tốt công tác tư tưởng.

Để thực hiện có hiệu quả, chất lượng và có chiều sâu nhiệm vụ này, trước hết, cần phát huy vai trò của cấp ủy đảng, trong tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần tích cực, chủ động cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch.

Hai là, tuyên truyền giúp học viên nhận diện, tự phòng chống các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

  Tích cực, chủ đông, kịp thời cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện cho mọi đối tượng trong nhà trường. Đồng thời, chỉ rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của thông tin xấu độc đối với xã hội; trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.

Mỗi học viên tham gia mạng xã hội phải có kiến thức an ninh mạng cơ bản, biết nhận diện những trang thông tin, những diễn đàn trên mạng xã hội hay đăng tải những thông tin xấu độc, cảnh giác, thận trọng, sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời có khả năng “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc, có ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục.

 

Đối với những bài viết, video có nội dung xấu, độc được phát tán trên mạng xã hội, mỗi cá nhân cần lên tiếng phản bác hoặc hạn chế sự lan truyền của chúng bằng cách lựa chọn ẩn bài viết, báo Spam để quản trị mạng xử lý.

 Ba là, chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu tiếp xúc của cán bộ, giảng viên, học viên với các nguồn thông tin xấu, độc, đồng thời tích cực đấu tranh với những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch.

Việc ngăn ngừa, giảm thiểu sự tiếp xúc đối với những thông tin xấu, độc là hết sức cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi, bản lĩnh chính trị còn chưa vững vàng, khả năng miễn dịch còn thấp. Để thực hiện điều này, mọi người không nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những phần tử chống đối, phản động.

Phát huy vai trò của báo chí, của các cơ quan ngôn luận trong đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin giả mạo, sai lệch. Cần có những bài viết mang tính chuyên sâu để đập tan những luận điệu của chúng. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh trên Internet và mạng xã hội. Phát huy vai trò của các Blogger trong đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái, thù địch thông qua các trang mạng. Thành lập một số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt. Tranh luận trực tuyến với những người có ý kiến, quan điểm khác biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch, chống đối. Đầu tư trang bị hệ thống phương tiện, kỹ thuật hiện đại, quản lý kết nối mạng an toàn trong ngăn chặn các trang web, blog đăng tải những thông tin xấu độc, đấu tranh ngăn chặn, phòng chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Đồng thời phải có trách nhiệm định hướng dư luận xã hội trước các luồng thông tin đa chiều trên mạng xã hội.

          Bốn là, đổi mới nội dung phương thức, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, của các thế lực thù địch.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai trái của các đối tượng, phần tử xấu trên internet, mạng xã hội. Đa dạng hóa hoạt động đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính thống, định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các trang mạng “độc hại”, phản động được đối tượng sử dụng. Phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng, phương tiện, trước hết là phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trình độ năng lực, kỹ năng đấu tranh cho            “ Ban chỉ đạo 35”. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh, cả trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

Như vậy, nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên internet, mạng xã hội là cuộc chiến phức tạp đối với Nhà trường  đòi hỏi chúng ta cần vận dụng linh hoạt, khéo léo các quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước sát với các tình huống và hoàn cảnh cụ thể, tránh rập khuôn, cứng nhắc mà dẫn đến tình trạng duy lý, cảm tính, làm mất tính chiến đấu trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng.

 

                                                                            

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdđ, tr.148.

 3. Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam. Cục tuyên huấn, Tài liệu bổ trợ học tập chính trị năm 2018. Nxb QĐND, H, 2019, tr 19.

 4. Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam. Cục tuyên huấn. Tài liệu Một số nhận thức mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Nxb QĐND, H, 2019,  tr 87, 88.

  

 



[1] Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam. Cục tuyên huấn. Tài liệu bổ trợ học tập chính trị năm 2019, Nxb QĐND, H, 2019,  tr 87,88.

[2] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdđ, tr.148.

Tác giả bài viết: Ths. Phan Anh Trà

Nguồn tin: Trường Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay9,057
  • Tháng hiện tại259,551
  • Tổng lượt truy cập10,060,461
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây