Kỉ niệm 70 năm chiến thắng Biên giới Thu - Đông (16/9/1950 – 16/9/2020): Chiến dịch ghi dấu cách tác chiến “Đánh điểm diệt viện” của nghệ thuật quân sự Việt Nam

Thứ hai - 14/09/2020 21:01 1.480 0
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và tài quân sự đỉnh cao của Đại tướng Võ nguyên Giáp, 70 năm trước quân và dân cả nước đã khắc phục mọi khó khăn, mưu trí, sáng tạo mở Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 và giành thắng lợi mang tính bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta.
         Vào thời điểm trước chiến dịch tình hình thế giới có lợi cho ta, đặc biệt là năm 1949 nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Trong khi đó để lấy lại thế lực của mình thực dân Pháp tiến hành chia cắt biên giới Việt – Trung nhằm cô lập Việt Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ để chuẩn bị cho kế hoạch tấn công lần 2 vào đầu não của Việt Minh. Đứng trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới, còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong nhằm khai thông biên giới. Đây là lần đầu tiên quân đội Việt Minh thực hiện một chiến dịch quân sự lớn nhắm vào thực dân Pháp. Do tính chất quan trọng của chiến dịch nên ngoài việc giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp chỉ đạo chiến dịch nhằm đảm bảo tính chắc thắng của chiến dịch. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 diễn ra 3 giai đoạn chính như sau.
 
BacHochiaochiendichBiengioi
Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông (cách Đông Khê 11 km đường chim bay),Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận Đông Khê,mở màn Chiến dịch Biên giới. (Ảnh tư liệu)
           Giai đoạn 1 diễn ra từ ngày 16-20/09/1950 tập trung tiêu diệt cứ điểm Đông Khê. Hướng tấn công này do Đại tướng Hoàng Văn Thái (lúc đó là thiếu tướng Tham mưu trưởng quân đội Việt Minh đồng thời cũng là tham mưu trưởng chiến dịch) phụ trách. Giai đoạn 2 của chiến dịch diễn ra từ ngày 21/9-8/10/1950, Pháp đã thực hiện một cuộc hành quân kép, một hướng từ Lạng Sơn qua Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê, một hướng khác nhắm vào Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực của Việt Minh co về phòng thủ tạo thuận lợi cho việc tái chiếm Đông Khê. Giai đoạn 3 của chiến dịch diễn ra từ ngày 9-14/10/1950, quân đội Việt Minh tiến hành truy quét quân đội Pháp trên toàn tuyến. Quân đội Việt Minh cơ động lực lượng bao vây Thất Khê, Na Sầm, nhưng địch ở đây đã rút chạy , sau đó quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lộc bình, Đình Lập, Lạng Giang, An Châu… Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch. Dưới sự uy hiếp của bộ đội Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn...
       Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh khi lần đầu tiên ta thực hiện một kế hoạch tác chiến mới với tên gọi “Đánh điểm diệt viện”. Đó là nghệ thuật vây điểm, hay diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, có tác dụng mở màn, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh tiêu diệt lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn đánh ở đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng thời điểm, thời gian ta đã chọn là một nghệ thuật rất cao. Chiến dịch Biên giới năm 1950 toàn thắng, toàn bộ mục tiêu đề ra của chiến dịch đều đạt được. Chiến thắng chiến dịch Biên giới 1950 tiếp tục ghi đậm dấu ấn của thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp. Quân đội Pháp hùng mạnh vốn xem thường ông đã buộc phải kính nể tài chỉ huy quân sự của Người.
 
Di tich Chien thang BG
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến tháng chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, tại Nà Lạn,xã Đức Long, huyện Thạch An. (baocaobang.vn)
           Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu - Đông đã chứng minh tính đúng đắn đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính mà Đảng ta đã vạch ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến. Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, trong suốt những năm chiến đấu trong vòng vây, chúng ta đã nỗ lực xây thế và lực cho cuộc kháng chiến, xây dựng quân đội ngày vững mạnh, đủ dức tiến hành và giành thắng lợi trong những trận đánh lớn làm xoay chuyển cục diện tình hình có lợi cho ta. Bài học về phát huy nội lực, xây dựng thực lực kháng chiến, xây dựng quân đội để làm nên chiến thắng Biên giới 1950 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
       Không có gì quý hơn độc lập tự do là câu nói của Bác Hồ trong tuyên ngôn độc lập nhưng nó đã đi cùng với tất cả chúng ta trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến trường kỳ và  không thể không nói đến Chiến thắng biên giới thu đông 1950. Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Biên giới Thu - Đông (16/9/1950 – 16/9/2020) diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, hướng tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đây là dịp chúng ta ôn lại chiến công vẻ vang của dân tộc, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, những người con của đất nước đã cống hiến xương máu, tuổi xuân, công sức, trí tuệ cho sự toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đại đoàn kết dân tộc tộc, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới./.

Tác giả bài viết: Vũ Hữu Hải - Phạm Minh Triều

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay7,653
  • Tháng hiện tại185,501
  • Tổng lượt truy cập9,147,863
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây