Người dùng cần lưu ý khi cài đặt phần mềm cảnh báo Virus SARS-CoV-2

Thứ tư - 05/08/2020 08:57 1.002 0
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là Virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán,tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc sau đó bùng phát và cho đến thời điểm hiện tại (ngày 05/8/2020) đã có 215 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện có trường hợp nhiễm bệnh, trong đó: số ca mắc bệnh 18.731.919; số ca tử vong là 705.026 (nguồn số liệu: Website Bộ y tế, cập nhật lúc 18h ngày 05/8/2020 giờ GTM +7)

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ các nước đẩy mạnh công tác phòng chống dịch với nhiều biện pháp khác nhau. Ở Việt Nam công tác chống dịch được người đứng đầu Chính phủ phát biểu trong một cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) “Chống dịch như chống giặc” (nguồn chinhphu.vn). Từ đó đến nay nhiều ngành đã vào cuộc để cùng với chính phủ và người dân chung tay đẩy lùi Covid-19. 
Ngành Công nghệ thông tin đã tham gia từ ngày đầu bùng phát dịch, trước tiên phải kể đến nguồn thông tin tham khảo về dịch bệnh, số ca lây nhiễm, địa điểm có ca nhiễm mới… được lan truyền trên mạng xã hội (Fakebook, Zalo), báo điện tử… qua đó giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận và chọn lọc để cập nhật kịp thời về dịch bệnh. Tuy nhiên, đứng trước một “rừng” thông tin nói về dịch bệnh, lan truyền trên mạng internet, mỗi người dân cần có khả năng chọn lọc để tìm ra nguồn thông tin có độ tin cậy cao, đặc biệt thông qua những ứng dụng được cơ quan nhà nước cung cấp hoặc bảo trợ thông tin.

Lợi dụng sự quan tâm đối với dịch Covid-19, nhiều phần mềm độc hại  được núp bóng dưới những cái tên rất nhân văn như: tìm diệt Covid-19; loại bỏ Covid-19; Cập nhật Covid bảo vệ sức khỏe...được phát tán tràn lan trên môi trường mạng với mục đích dẫn dụ người dùng cài đặt; nếu vô tình người dùng cài đặt vào máy tính hoặc máy điện thoại, sau khi được kích hoạt phần mềm sẽ thực hiện sao chép dữ liệu cá nhân như: thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, danh bạ, tin nhắn SMS…

Làm thế nào để phòng tránh cài đặt các phần mềm độc hại?
Đối với người dùng cần tỉnh táo và luôn tạo cho mình một bộ lọc trước kho dữ liệu khổng lồ đến từ mạng internet nói chung và từ các kho (chợ) ứng dụng nói riêng. Trước khi tải và cài đặt một phần mềm cần kiểm tra nguồn gốc, độ tin cậy của nhà phát triển phần mềm cũng như website đăng tải phần mềm. Không tải các ứng dụng được gửi qua mạng xã hội (kể cả từ người quen), đối với phần mềm, ứng dụng dành cho smartphone, tablet, người dùng  nên tải từ hai chợ ứng dụng phổ biến là Google Play (dành cho thiết bị chạy hệ điều hành Android) và App Store (dành cho thiết bị chạy hệ điều hành iOS) để hạn chế tối đa tải về phần mềm độc hại. Hạn chế truy cập và cung cấp thông tin đối với các website không được cài đặt chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer); Ưu tiên tải và cài đặt các ứng dụng được cơ quan nhà nước khuyến cáo sử dụng (đăng tải trên các tên miền có dạng tenmien.gov.vn)

Phần mềm nào đang được Chính phủ khuyến khích sử dụng trong chiến dịch phòng chống Covid-19 hiện nay?
Hiện nay có nhiều ứng dụng hỗ trợ người dùng trong công tác phòng tránh lây nhiễm Covid-19, trong đó chúng ta có thể sử dụng 02 phần mềm sau được giới thiệu trên website của Bộ y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Ứng dụng NCOVI: Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI dành cho người dân Việt Nam khai báo và cập nhật thường xuyên tình hình sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình; cung cấp thông tin giúp cơ quan y tế nhanh chóng khoanh vùng, xác định trường hợp cần cách ly y tế hoặc cần hỗ trợ; giám sát cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng và quét mã QR để quản lý lịch sử tiếp xúc hoặc lịch sử ra vào các điểm kiểm soát.
Tải ứng dụng tại đây:
                               

(Dành cho iPhone, iPad)                                                  (Dành cho các thiết bị chạy Android)

- Ứng dụng Bluezone: là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao lâu. Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy của người dùng, không chuyển lên hệ thống nên bảo mật dữ liệu cho người sử dụng và không thu thập dữ liệu vị trí. Mọi người tham gia cộng đồng ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan Y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. 

Tải ứng dụng:

                               

(Dành cho iPhone, iPad)                                                    (Dành cho các thiết bị chạy Android)
Hiệu quả của ứng dụng này tỷ lệ thuận với số người cài đặt ứng dụng, do vậy mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân tỉnh Bình Phước nói riêng hãy nhanh tay cài đặt ngay ứng dụng Bluezone để bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất của ứng dụng chính là truy vết chính xác F1 và những người tiếp xúc với F1, nhờ đó giúp cho cơ quan chức năng cách ly đúng đối tượng cần cách ly.
Với sự quyết tâm của toàn Đảng và của toàn dân, chúng ta tin tưởng vào sự thắng lợi trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.

 

tk

(Nguồn số liệu: website Bộ Y tế (cập nhật lúc 18h ngày 05/8/2020))

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay6,846
  • Tháng hiện tại144,670
  • Tổng lượt truy cập8,916,717
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây