Giảng viên chính trị và ranh giới phát ngôn

Thứ tư - 27/11/2019 22:53 1.168 0
Trong hệ thống các nhà trường, những người thầy, người cô luôn là "xương sống", lực lượng nòng cốt để xã hội nhận định, đánh giá tốt-xấu, mạnh-yếu cho ngôi trường ấy; là những người có ảnh hưởng, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến học viên.
Trong các Trường chính trị, giảng viên cũng dựa vào tri thức khoa học, trí tuệ, phẩm chất của bản thân  để truyền đạt , làm sáng rõ các vấn đề mang tính lý luận, khoa học và thực tiễn, giúp người học hiểu đúng, hiểu toàn diện các vấn đề về quan điểm, tư tưởng của đảng, pháp luật của nhà nước. Qua đó, giảng viên tác động đến hành xử của người học hướng tới sự đúng đắn, đem lại hiệu quả trong công tác, phụng sự tốt hơn cho xã hội, cho nhân dân.
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, người giảng viên chính trị luôn cần cân nhắc liều lượng các yếu tố: học thuật, kiến thức, sự khai sáng, thực tiễn, giá trị và niềm tin. Bằng kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của mình, mỗi giảng viên sẽ có cách khác nhau để chuyển tải, gia giảm để bài giảng trở nên hữu ích, đó là sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, luôn tồn tại những vấn đề đối lập: tốt –xấu, thật- giả, trung thực-gian dối, tiến bộ-lạc hậu…mà khi chuyển tải người giảng viên phải hết sức cân nhắc để đặt vấn đề, nếu không khéo thông điệp dễ đi đến cái sa đà, phiến diện, tiêu cực và lan tỏa cái xấu. Một thực tế là, người nghe có xu hướng tương tác và hứng thú khi tiếp nhận  các thông tin trái chiều, những tồn tại, những mặt xấu…do đó, nếu chiều lòng cảm giác này của người học, giảng viên rất dễ vượt qua những ranh giới phát ngôn, xa rời các giá trị lõi của sứ mệnh mà đảng, nhà nước và nhân dân đã giao phó cho họ.
Vậy, làm thế nào để người giảng viên chính trị vẫn làm tốt sứ mệnh chuyển tải tri thức, giá trị, niềm tin một cách hiệu quả, có sự lan tỏa mà không sa đà, rơi vào thái cực và phiến diện luôn là một đòi hỏi, một thách thức mà mỗi thầy, cô cần chú ý và đáp ứng một cách chủ động. 
Thứ nhất, chúng ta luôn cần xác định rõ sứ mệnh và giá trị cốt lõi của người giáo viên chính trị là gì? Vấn đề này cần làm sáng tỏ, cô đọng và nhận thức một cách đầy đủ, trọn vẹn trong tư duy, nếp nghĩ và lối sống của chúng ta. Người giảng viên chính trị ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp thì còn là người tổng kết thực tiễn, làm sáng rõ lý luận, củng cố niềm tin, tạo động lực, đồng hành và truyền cảm hứng cho các quá trình phát triển. Đây là nhiệm vụ không dễ, nhưng bằng sự rèn luyện, say mê với nghề, nhận thức được giá trị của sứ mệnh này, chúng ta sẽ dần hoàn thiện và tiệm cận được các yêu cầu ấy.
Thứ hai, trong mỗi bài giảng, người giảng viên cần xác định rõ mục tiêu quan trọng nhất của bài là gì? Việc xác định này giúp người giảng viên xác định trục chính của tri thức, tránh xa đà, đi vào “đường hẻm” của thông tin và ngôn ngữ, đôi khi mất kiểm soát, vượt qua những ranh giới cho phép mà chúng ta, trong lúc hào hứng, chiều lòng người nghe sẽ rất dễ mắc phải.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị cho bài giảng, cần tiếp cận trước với giáo trình, sách khoa học và thông tin chính thống trước. Thực tế đã chứng minh rằng, chúng ta có xu hướng tập trung vào các vấn đề, thông tin mà chúng ta tiếp cận ban đầu. Người giảng viên luôn phải cập nhật, tiếp cận và sàng lọc những loại thông tin khác nhau, trong đó có cả thông tin trái chiều, phản biện, nhưng cũng như đã nêu trên, tâm lý chúng ta dễ bị lôi cuốn, bị hấp dẫn bởi những thông tin không tích cực. Như vậy, việc nghiên cứu thông tin, kiến thức một cách chính thống trước là cách để chúng tạo ra các đích mốc chuẩn mực trước, tạo ra bộ lọc về mặt tư duy, tâm lý trước khi nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề mang tính khác để bổ sung, minh họa và làm sinh động hơn cho các giá trị cốt lõi.
Cuối cùng, để phát triển trong nghề nghiệp là một giảng viên chính trị, yêu cầu nắm vững kiến thức khoa học, phong phú về thực tiễn, có năng lực thuyết phục, có khả năng lan tỏa cái tốt, song hành và truyền cảm hứng cho quá trình sáng tạo, phát triển đòi chúng ta luôn học hỏi, tìm tòi, say mê nghiên cứu từ thầy, từ sách, từ đồng nghiệp, từ thực tiễn và từ cả người học. Sự uyên thâm về kiến thức, độ rộng và đa dạng của thông tin sẽ giúp người giảng viên có được góc nhìn chuẩn, tư duy, thái độ và ngôn ngữ đúng khi chuyển tải thông tin, biết giới hạn và kiểm soát bản thân không vượt ra những giới hạn mà nghề nghiệp đã đặt ra cho mình.


 

Tác giả bài viết: ThS.Hà Văn Kiên-Khoa Nhà nước - Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay9,682
  • Tháng hiện tại156,593
  • Tổng lượt truy cập9,118,955
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây