Ý NGHĨA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN TRONG CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Thứ hai - 28/08/2023 22:59 9.531 0
Đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đại đoàn kết của Người là kho tàn vô giá về giá trị đoàn kết, để lại cho Đảng, dân tộc ta học tập, làm theo để góp phần đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Tư tưởng đại đoàn kết của Người là tinh thần dân tộc Việt Nam và là các định hướng tiếp cận quyền lợi cho dân tộc việt Nam. Nhận thức, lý tưởng gắn liền trong hoạt động của mỗi cá nhân, do vậy việc học tập, làm theo các giá trị tư tưởng, ý nghĩa của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, chỉ có thể biểu hiện ra trong hoạt động thực tiễn của cá nhân. Trong tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội, thực hiện các hoạt động trong đời sống xã hội. Học tập, làm theo tư tưởng đại đoàn kết của Người giúp cho bản thân nhìn nhận, điều chỉnh cách sống, lối sống, hành động vì lợi ích chung.
1. Nhận thức về ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh
Đoàn kết dân tộc có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Không chỉ giúp cho cách mạng vượt qua các giai đoạn khó khăn, gian khổ mà còn góp phần tạo nên sức mạnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Giá trị, ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau.
– Đoàn kết chính là bài học hàng đầu, điều kiện tiên quyết. Có tính chiến lược và quyết định mọi thành công. Mang đến thống nhất, tin tưởng vào chế độ hay các định hướng phát triển đất nước. Trên tinh thần hội nhập và tiếp cận sâu vào thị trường quốc tế.
– Thực hiện việc đoàn kết phải có nguyên tắc và vì mục tiêu và lợi ích chung. Xác định trong tư tưởng của tập thể. Phải xác định được trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong tập thể. Từ đó hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng xuyên suốt. Cũng như mang đến thống nhất trong hoạt động quản lý đất nước. Và việc tuân thủ pháp luật, các nguyên tắc và nội quy ở từng phạm vi tiếp cận khác nhau.
- Đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm cho các đối tượng khác nhau. Trong xây dựng, gìn giữ và phát huy các giá trị tư tưởng. Là trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm của nhà nước. Và đến từ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong nhà nước.
- Tư tưởng và giá trị của đại đoàn kết dân tộc được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam. Thực hiện trên tinh thần thống nhất, phối hợp vì lý tưởng chung đã trở thành một động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm. Từ đó mang đến các giá trị lịch sử hào hùng, đáng tự hào dân tộc để tiếp cận với tồn tại và phát triển bền vững.
- Đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của Đảng, của toàn dân và của mỗi cá nhân. Đến với hoạt động trong tập thể, trong cộng đồng. Mang đến các mối quan hệ, trách nhiệm xác định khác nhau. Từ sinh hoạt, lao động và tính chất việc làm.
- Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng cần được thể hiện mạnh mẽ. Đoàn kết để tiếp cận, khai thác sức mạnh dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, và đảm bảo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong sự phát triển.
2. Ý nghĩa, giá trị học tập làm theo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc đối với bản thân trong hoạt động thực tiễn
Mỗi cá nhân đóng góp vào ý nghĩa đối với tính chất dân tộc. Và sự liên kết, ràng buộc mang đến hiệu quả tổ chức và phản ánh cuộc sống. Đại đoàn kết phải được thực hiện trong nhận thức, lý tưởng và các định hướng công việc. Thực hiện với lợi ích tập thể, đáp ứng các yêu cầu trong trách nhiệm, nhiệm vụ chung. Từ đó mang đến các liên kết, hợp tác và hỗ trợ các chủ thể khác. Cá nhân thực hiện rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Khi đó, với mỗi cá nhân, cần rèn luyện và trai dồi cho mình các khía cạnh sau:
2.1. Về tư tưởng, nhận thức
Để học tập làm theo tư tưởng này trước hết phải có ý thức coi trọng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong hoạt động thực tiễn. Cần phải thực hiện tốt việc đánh giá đúng đắn, chân thực trách nhiệm bản thân đối với công việc thực hiện. Phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Các biểu hiện không đảm bảo trong chuẩn mực và tuân thủ quy định, nguyên tắc chung. Điều đó giúp cho tinh thần của tổ chức với tư tưởng được quán triệt thống nhất.
Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, cống hiến trong phạm vi hoạt động của bản thân đối với công việc, cơ quan đơn vị mình tham gia công tác. Trong hoạt động thực tiễn phải tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước, phổ biến các giá trị tư tưởng để mọi người có thể tiếp cận và thực hiện mục tiêu chung. Bên cạnh đó cần phải tích cực tham gia hoạt động chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Phải biết động viên đối với mọi người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp. Phải biết lan tỏa các tấm gương sáng trong học tập, làm theo đến với mọi người để cùng học tập, làm theo, để mọi người cùng giữ gìn, phát huy những giá trị đoàn kết trong đời sống xã hội, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa và phát triển xã hội.
Để phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, các giá trị tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, mỗi cá nhân trong hoạt động phải gắn liền với tập thể, trong tác động đến mọi người xung quanh; Trong hành động phải gắn tinh thần đại đoàn kết dân tộc với sự phát triển tiến bộ; Phải học tập, rèn luyện để thay đổi của chính bản thân mình, quyết tâm và định hướng thực hiện mục tiêu; Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, phải chủ động trong tìm tòi, khám phá những cái hay, cái tốt của giá trị tư tưởng.
Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, trước khi thực hiện bất cứ công việc chuyên môn gì, các đòi hỏi về giá trị đạo được cần xác lập đầu tiên. Đảm bảo mang đến nền tảng trong lối sống, phong cách và tinh thần ham học hỏi. Cần gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn những nhiệm vụ được giao. Từ đó mang đến các sức ảnh hưởng và giá trị làm gương trong xã hội.
2.2. Về hành động
- Phải trên cơ sở nhận thức sâu sắc mục tiêu, lý tưởng, giá trị tư tưởng đại đoàn kết để quyết định và lựa chọn các hành vi, hành động cụ thể ra bên ngoài. Làm tốt vai trò nêu gương trong hành động mang đến hình ảnh, biểu hiện cho mọi người xung quanh học tập, noi theo.
- Thẳng thắn, trung thực với thực hiện công việc, giao tiếp và đối xử với mọi người xung quanh. Bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm,… Mang đến các trách nhiệm, ý nghĩa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao và nhiệm vụ của người đảng viên.
- Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong tập thể, trong cơ quan đơn vị. Không chia rẽ, cũng như có cách lời nói, hành động thiếu chuẩn mực. Một tập thể vững mạnh được đảm bảo bằng các tinh thần đoàn kết và xây dựng. Cùng hướng đến các mục tiêu và trách nhiệm lớn nhất của tổ chức. Vì các lý tưởng và lợi ích tìm kiếm, triển khai trong đơn vị. Thay vì thực hiện với lối sống đi lùi trong tổ chức, đơn vị.
- Bản thân cần tự đặt mình trong tổ chức, trong tập thể. Với các trách nhiệm tham gia vào việc chung của tập thể. Đóng góp ý kiến, quan điểm và thực hiện công việc được giao. Phối hợp với tổ chức trong chính lợi ích chung cần tìm kiếm. Muốn thế phải thấy được và cùng chí hướng trong thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, nội quy của tổ chức. Mang đến các tuân thủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xác định cho từng cá nhân cũng như với tập thể. Từ đó, đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các chủ thể khác được tôn trọng, thực hiện. Không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.

Tác giả bài viết: ThS. Đoàn Văn Dương

Nguồn tin: Trường Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay7,653
  • Tháng hiện tại183,656
  • Tổng lượt truy cập9,146,018
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây