Đấu tranh, phản bác luận điệu “Việt Nam kiên định mục tiêu Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm”

Thứ năm - 05/03/2020 03:29 1.470 0
Một trong những luận điệu của chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống Đảng, Nhà nước ta là “Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm”… Đấy là những luận điệu có ý đồ thâm độc, phản khoa học, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước ta. Song, dù có xuyên tạc thế nào, thì thực tiễn lịch sử đã bác bỏ luận điệu sai trái này và thực tiễn đã chứng minh sự lựa chọn con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Đảng, nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại.
Cách mạng Việt Nam đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử. Bởi vì, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, các nhân sỹ, trí thức, nông dân, binh lính yêu nước diễn ra theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nông dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, các cuộc chiến quyết tử bảo vệ thành Gia Định, thành Hà Nội của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, phong trào Cần Vương, các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân; cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn, Nguyễn Thái Học Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Dù tràn đầy lòng yêu nước, đức hy sinh, nhưng các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đó đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn đẫm máu. Vấn đề độc lập dân tộc không được giải quyết, con đường cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc.
Trước hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, chế độ phong kiến cai trị hà khắc, thấu hiểu nỗi nhục mất nước, và cảnh bần cùng của nhân dân, ngày 05/6/1911 Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đến năm 1920, khi bắt gặp luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đồng thời Người đã tìm hiểu về thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và người đã tìm ra được chìa khóa cho cách mạng Việt Nam đó là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ niềm tin đó, Người tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
Mùa Xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa được chỉ rõ là: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản - tức là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, từng bước đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai giai đoạn cách mạng này có quan hệ biện chứng; trong đó: 1) Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải giành được độc lập dân tộc. 2) Đi lên chủ nghĩa xã hội chính là điều kiện tiên quyết để giữ vững được độc lập dân tộc và xây dựng được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với mục tiêu đó cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong quá trình lãnh đạo như: Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) thành công đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) “chấn động địa cầu” và Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với những thắng lợi đó đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn, là tất yếu khách quan, là sự vận động hợp quy luật lịch sử không thể phủ nhận. Đi theo, kiên định con đường ấy, Đảng và nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có được những thành quả ấy, chính là nhờ Đảng ta đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tập hợp, hội tụ và kết tinh sức mạnh của cả dân tộc, tạo nên động lực cách mạng vô cùng to lớn; đã được lịch sử ghi nhận và nhân dân toàn thế giới biết đến.
 Đến những năm 1980, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn do chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, phe xã hội chủ nghĩa đứng trước nguy cơ tan rã, khủng hoảng kinh tế – xã hội trong nước kéo dài, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới năm 1986, tạo ra một bước ngoặt mang ý nghĩa cách mạng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, uy tín nước ta được tăng lên trên trường quốc tế, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, đảm bảo sự “tự do và bình đẳng về quyền lợi” Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách xã hội thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa như: chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách người có công với cách mạng, chính sách hỗ trợ vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…..với những chính sách đó góp phần bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển, hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân. 
Bên cạnh đó, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được thể hiện rõ nét hơn thông qua 8 đặc trưng, 8 phương hướng  đã được xác định tại Đại hội XI của Đảng ta trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) năm 2011. Cương lĩnh cũng đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định chúng ta đã đạt được những thành quả quan trọng. Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiếm soát. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững hòa bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy…..
Như vậy là, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đều khẳng định: con đường duy nhất đúng để đất nước phát triển bền vững là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là sự lựa chọn kiên quyết và đúng đắn, là sự kiên định và sáng tạo của Đảng ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp quy luật, đúng như Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội; góp phần nâng tầm cao uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế; và là hiện thực sinh động để bác bỏ luận điệu xuyên tạc, cho rằng “kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm”.

Tài liệu tham khảo:
1. 
Giáo trình Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb lý luận chính trị, Hà Nội năm 2017.
2. 
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H2011.
3. 
Tạp chí quốc phòng toàn dân: Phê phán luận điệu cho rằng “Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sai lầm”
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016.

Tác giả bài viết: Trần Thị Quỳnh - Nguyễn Thị Ninh

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay5,405
  • Tháng hiện tại227,796
  • Tổng lượt truy cập9,190,158
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây