Tham dự Hội thảo: Thạc sĩ Ụ Đon Xay Mun Ty, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND, Hiệu trưởng Trường Chính trị - Hành chính Viêng Chăn; Thạc sĩ Viêng Phon Kẹo Khun Sỉ, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị - Hành chính Viêng Chăn; PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Phạm Đức Hải, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM; TS. Phan Công Khanh – Phó Giám đốc Học viện chính trị Khu vực II; PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thành ủy viên, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; đại diện các sở, ban ngành của Thành Phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Viêng Chăn.
ThS. Nguyễn Thanh Thuyên – Phó Hiệu trưởng Trường Chính tị tỉnh Bình Phước phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, các nhà khoa học tập trung làm rõ những tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoạt động của cán bộ, công chức ở TP.HCM và Thủ đô Viêng Chăn; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức so với yêu cầu đặt ra hiện nay và đề xuất những giải pháp về quy hoạch, đào tạo, chiến lược thu hút, bố trí sử dụng cán bộ, công chức, chất lượng cao của hai thành phố.
Phát biểu tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Thanh Thuyên – Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bình Phước cho rằng, các cơ sở đào tạo cán bộ tại các đô thị lớn (TPHCM, Viêng Chăn) có điều kiện và thế mạnh để tiếp cận nhanh và ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào đào tạo cán bộ, công chức, chất lượng cao. Tuy nhiên, để có sự phát triển đồng bộ, tránh "chảy máu chất xám", tránh tụt hậu, ngoài sự nỗ lực của các tỉnh, thành lân cận, các cơ sở đào tạo cán bộ cần có cơ chế tốt hơn trong phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nguồn lực...với tinh thần hợp tác, hữu nghị, khoa học và sáng tạo.