Bối cảnh ra đời của Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

Thứ tư - 10/03/2021 04:31 251.657 0
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 là văn kiện quan trọng của Đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa nên có giá trị lịch sử đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.
         Sau khi Nhật vào Đông Dương, để tiến hành quá trình xâm lược của mình, Nhật đã bắt tay với thực dân Pháp tiến hành đàm áp phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tuy nhiên mâu thuẫn về quyền lợi giữa chúng ngày càng gia tăng, nguy cơ nổ ra xung đột ngày càng cao và tất yếu phát-xít Nhật sẽ hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Cũng từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát-xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới.
         Thực tiễn lịch sử chứng minh những dự báo mà Đảng đưa ra hoàn toàn đúng đắn, chính xác. Lúc bấy giờ trên thế giới, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, hình thành một hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ la-tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử trong đó có Việt Nam.
       Lúc bấy giờ, vấn đề "cuộc đảo chính của phát-xít Nhật" luôn luôn được đề cập trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng trong những năm đầu 1945, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" vào ngày 12-3-1945.
       Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, do đó phải thay đổi khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.
      Chỉ thị nhấn mạnh: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương “một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”(1), tuy nhiên , “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi”(2) vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoàng mang cực độ, các tầng lớp trung giang chưa ngã hẵn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng.
     Bản Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương  “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…”(3) , đồng thời “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”(4) . Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạp chủ động táo bạo”(5) .
      Trong cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương không đều nhau nên Thường vụ Trung ương Đảng đã Chỉ thị: “Nơi nào thấy so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, rồi tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc và không được ỷ lại vào bên ngoài khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính” (6).
     Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cách mạng. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay chúng ta!"./.
Tài liệu tham khảo:
(1) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.168.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.365.
(3) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.169.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.367.
(5)Trường Chinh : “Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1992.
(6) Trích bài viết: “Giá trị lịch sử của Chỉ thị “Nhật – Pháp bán nhau và hành động của chúng ta”, https://www.bienphong.com.vn/gia-tri-lich-su-cua-chi-thi-nhat-phap-ban-nhau-va-hanh-dong-cua-chung-ta-post269185.html
 

Tác giả bài viết: Phạm Minh Triều - Nguyễn Minh Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 46 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay7,653
  • Tháng hiện tại183,244
  • Tổng lượt truy cập9,145,606
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây