07-12-1320: Tướng quân Phạm Ngũ Lão sinh nǎm 1255, qua đời ngày 7-12-1320. Ông người làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, là con rể Trần Hưng Đạo.
Ông là một tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dưới triều vua Trần Anh Tông, ông còn lập nhiều chiến công ở biên giới phía Nam, được phong chức Điện soái thượng tướng quân. Tuy là võ tướng, ông cũng thích đọc sách, ngâm thơ. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ: Thuật hoài (tỏ lòng) và bài Viếng Hưng Đạo đại Vương
Thuở đầu lập nghiệp, Phạm Ngũ Lão được truyền tụng với câu chuyện ngồi bên đường đan sọt, giáo đâm vào đùi chẳng hề hay biết vì mải lo mưu kế đánh giặc.
Thân vệ Đại tướng quân Phạm Ngũ Lão (ảnh minh họa, nguồn: baotanglichsu.vn).
07-12-1895: Nguyễn Công Trứ sinh nǎm 1778, quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 7-12-1895
Ông học hành cần cù nhưng mãi đến nǎm 42 tuổi mới đỗ giải nguyên làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Làm quan đến Thị lang Bộ hình và Đại tướng, có lúc bị cách chức xuống làm lính thú ở biên thuỳ, song ông vẫn trung thành với nhà Nguyễn. Khi làm Dinh điền sứ, ông đã có công mộ dân khai khẩn đất hoang, lập hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Ngày nay các nơi ấy vẫn còn đền thờ ông.
Nguyễn Công Trứ còn để lại 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng "Hàn nho phong vị phú" đều viết bằng chữ Nôm. "Bài ca ngất ngưởng" cũng là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778–1858), nguồn ảnh: https://cand.com.vn/
7-12-1941: Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ, nguồn: vietnamnet.vn
8-12-1585: Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh nǎm 1491 và qua đời ngày 8-12-1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Ông học giỏi, đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 10 tên lộng thần. Vua không nghe, ông từ quan, về dạy học. Học trò có nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Trong khi ông ở ẩn, vua nhà Mạc và các Chúa Trịnh, Nguyễn có nhiều việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên vua chúa cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi khổ. Lúc mất ông được vua Mạc truy phong Trình quốc công, do đó có tên gọi là Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm là: Bạch vân am thi tập và Bạch vân quốc ngữ thi tập. Ông được xếp vào hàng những nhà thơ lớn của dân tộc.
Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vĩnh Long,
nguồn: vnexpress.net
10-12-2029: Chí sĩ Ngô Đức Kế sinh nǎm 1878, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 10-12-1929.
Nǎm 1901, ông đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan, mà liên kết với các nhà yêu nước hoạt động cách mạng. Ông cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Lê Vǎn Huân, lập ra "Triêu Dương thương điếm" ở Vinh. Có lúc ông dạy học, vận động duy tân, liên hệ với Phan Bội Châu. Nǎm 1908, ông bị bắt đầy ra Côn Đảo, đến nǎm 1921 mới được trả tự do.
Từ nǎm 1922, Ngô Đức Kế làm chủ bút báo "Hữu Thanh" ở Hà Nội, sáng tác thơ vǎn, xuất bản sách tiến bộ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta.
Các tác phẩm chính của ông gồm có: Phan Tây Hồ di thảo; Đông Tây vĩ nhân; Thái Nguyên thất thật quang phục ký.
Chí sĩ yêu nước Ngô Đức Kế - nguồn: https://baohatinh.vn
10-12-1901: lần đầu tiên lễ trao giải thưởng Noben được tổ chức trọng thể tại Xtốckhôm (Thụy Điển). Quỹ giải thưởng được thành lập theo di chúc của nhà hóa học Anphrết Noben (Alfred Nobel) (1836-1896) dành cho các công trình xuất sắc về vǎn học, vật lý, hóa học, y sinh học và giải thưởng hoà bình.
11-12-1720: Hải Thượng Lãn Ông (Tên chính là Lê Hữu Trác), người xã Liêu Xá (Hưng Yên), sinh ngày 11-12-1720.
Sinh trưởng trong một gia đình khoa mục, thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi, hiểu rộng, thơ hay...
Trong 26 nǎm, ông biên soạn xong bộ sách "Hải Thượng y đông tâm lĩnh", gồm 28 tập, 66 quyển. Đây là bộ sách bao quát toàn diện về y học.
Cuộc đời của ông thể hiện rất rõ lòng yêu thương con người. Ông còn viết tập "Bách gia chân sàng" ghi chép 644 phương thuốc chữa bệnh thu lượm trong dân gian. "Hành gian trân nhu" ghi 2210 bài thuốc đơn giản để trị 126 loại bệnh từ nội khoa, ngoại khoa đến thượng khoa. Tập "Lĩnh nam bản thảo" có 496 vị thuốc nam...
Ông là tấm gương sáng trong việc thực hiện và kế thừa y học dân tộc cổ truyền, đánh dấu một bước tiến mới của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam. Sự nghiệp của ông cống hiến toàn diện cho đất nước từ y đức đến y thuật.
Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- nguồn ảnh:baohatinh.vn