Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8 –1945, phong trào học sinh sinh viên yêu nước rầm rộ từ Bắc chí Nam, Huỳnh Tấn Phát lúc bấy giờ là kiến trúc sư ra trường đã lâu, có văn phòng riêng, làm ăn phát đạt. Thế nhưng, chí hướng của người kiến trúc sư trẻ ấy không vì mục đích làm giàu, nên văn phòng ấy chính là nơi lui tới, hội họp sinh viên, trí thức yêu nước Sài Gòn. Trong Tổng hội Sinh viên Đông Dương (AGEI) vào những năm 40, trước CMT8 – 1945, tên tuổi của Huỳnh Tấn Phát nổi bật lên trong đám trí thức đàn anh. Tờ tuần báo Thanh niên (1944) do ông làm chủ nhiệm trở thành cơ quan ngôn luận của giới trí thức trẻ. Được kết nạp vào ĐCS tháng 3-1945, tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn và được cử làm Phó giám đốc Sở Thông tin báo chí của UBND Nam Bộ. Cũng từ đây, ông tạm giã từ chuyên môn, dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng.
Khi quân Pháp chiếm lại Sài Gòn, ông bị chúng bắt và bị kết án tù hai năm. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động ở nội thành đến năm 1949 mới ra chiến khu, và được cử làm ủy viên UBKCHC Nam Bộ, rồi ủy viên UBKCHC đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau hiệp định Genève 1954, ông được phân công hoạt động ở nội thành. Đầu năm 1959, ra vùng giải phóng, được cử làm ủy viên Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, phụ trách công tác vận động trí thức, tư sản và công tác Mặc trận. Cuối 1960, Đại hội MTDTGPMNVN cử làm Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTDTGPMNVN. Tháng 6-1969, được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu làm Chủ tịch Chính phủ CMLTCHMNVN.
Năm 1975, sau ngày giải phóng, đã giữ các chức vụ: Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCHVN, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III, VI, VII, VIII. Do công lao và thành tích đối với cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh. (Nguồn: https://thcshuynhtanphat.hcm.edu.vn/)
Tác giả bài viết: T.Tuấn
Nguồn tin: Trường Chính trị
Ý kiến bạn đọc