Những ngày này năm xưa (14/10-17/10)

Thứ tư - 25/10/2023 22:21 322 0
Những ngày này năm xưa (14/10-17/10)
11-10-1930: Thực hiện chỉ thị của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ Hà Nội phát động một chiến dịch ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, hàng vạn truyền đơn đã được phân phát ra khắp thành phố. Ngày 11-10-1930, lúc công nhân đi làm về và học sinh các trường cũng bắt đầu hết giờ học, đội thanh niên xung phong tập hợp hàng trăm người tại phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến), phân phát truyền đơn, diễn thuyết hô hào nhân dân ủng hộ công nhân và nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới nhiều hình thức đấu tranh như bãi công, đòi tăng lương, bớt giờ làm việc... Cảnh sát, mật thám ập tới khủng bố và bắt đi hai đội viên song phong trào ủng hộ Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục. Khẩu hiệu "Phản đối đế quốc chủ nghĩa thảm sát nông dân Nghệ Tĩnh" luôn được nêu cao.

12-10-1923: Lấy tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ nhất của nông dân Quốc tế Mácxcơva từ 12 đến 15-10-1923. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí nêu rõ tình cảnh của nông dân Việt Nam bị thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo. Người kết luận: "Quốc tế của chúng ta chỉ trở nên một quốc tế thực sự nếu nhân dân phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là những người bị bóc lột và áp bức nhất, tham gia Quốc tế".
nguyen ai quoc
Tại Đại hội này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế nông dân.

13-10-1913: Ngày sinh Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước (ông sinh tại làng Bạch Mai, xã Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội). Là một trong những học sinh Việt Nam xuất sắc nhất của trường trung học Anbesarô, vào đầu thập kỷ 30 ông được gửi sang Pháp học và thi đậu vào trường Đại học Y khoa Pari. Năm 1937 ông bảo vệ luận án bác sĩ xuất sắc.
Trong cuộc kháng chiến chống pháp, bác sĩ Trần Hữu Tước đã tham gia giảng dạy tại trường đại học Y dược Cách mạng. Hoà bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, ông được cử làm giáo sư trường đại học Y dược Hà Nội, phụ trách bộ môn và chuyên khoa tai - mũi - họng, đồng thời đảm nhận chức vụ Giám đốc bệnh viện Bạch Mai.
Ông đã góp phần quan trọng và công tác điều trị từ Trung ương đến tỉnh, song song với việc xây dựng mạng lưới tai - mũi - họng rộng khắp, và đào tạo cán bộ T-M-H từ sơ cấp đến cao cấp. Với sự nỗ lực của ông. Viện T-M-H Trung ương ra đời năm 1969, và ông trở thành người Viện trưởng đầu tiên. Do những thành tích đó, ông được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều Huân chương cao quý của Nhà nước.Ông từ trần ngày 23-10-1983, hưởng thọ 70 tuổi.

13-10-1968: Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh năm 1906 tại Quảng Bình, hy sinh ngày 13-10-1968 trong khi đang chèo đò chở bộ đội qua sông. Trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh, tăng cường đánh phá miền Bắc, Quảng Bình là một vùng đất bị đánh phá ác liệt. Mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò qua sông Nhật Lệ, chuyên chở bộ đội, hàng hóa, vũ khí từ bờ bắc sang bờ nam, trung bình mỗi năm 1.400 chuyến đò. Năm 1967, mẹ Suốt được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
1
Hình ảnh: Mẹ Suốt đang chèo thuyền đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ, Quảng Bình (nguồn:http://baotanglichsu.vn/).
 
13-10-1990: đồng chí Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, quê ở tỉnh Nam Định, sinh năm 1911, mất ngày 13-10-1990.
Ông hoạt động Cách mạng rất sớm, bị giặc Pháp bắt đày ở nhiều nơi. Từ năm 1948 đến năm 1954 ông công tác tại miền Nam, giữ cương vị chủ chốt trong Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1955, ông ra Bắc và được bổ sung vào Bộ Chính trị Trung ương Đảng, phụ trách công tác tổ chức, vào Quân uỷ Trung ương. Tháng 5-1968, ông được giao nhiệm vụ phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Pari, và trực tiếp đàn phán với đại diện Chính phủ Mỹ để giải quyết hoà bình về vấn đề Việt Nam. Năm 1975, ông lại vào miền Nam tham gia chỉ đạo cuộc tổng tiến công mùa xuân và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau ngày giải phóng miền Nam, ông tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng của Đảng. Tháng 12-1986, ông được cử làm cố vấn của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Trong hơn 60 năm hoạt động Cách mạng, ông Lê Đức Thọ đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Từ ngày 14-10 - 1952 đến 10-12-1952:  Bộ Tổng tư lệnh quân đội ta đã tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch Tây Bắc
Chiến dịch này diễn ra qua ba đợt

Đợt 1: Từ ngày 14 - 23/10, tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, đập tan toàn bộ phòng tuyến vành ngoài của địch từ hữu ngạn Sông Thao đến tả ngạn Sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai.

Đợt 2: Từ ngày 7 - 22/11, ta vượt Sông Đà, tiến công hệ thống phòng ngự của địch trên cao nguyên Mộc Châu, buộc địch ở thị xã Sơn La rút chạy về Nà Sản.

Đợt 3: Từ ngày 30/11 - 10/12, ta tiến công Nà Sản không thành và kết thúc chiến dịch.

Kết quả, ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 6.029 tên, diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội địch, giải phóng khoảng 28.500 km2 và 25 vạn dân.

14-10-1946: đại diện 25 nước kinh tế phát triển đã thành lập Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (Gọi tắt là ISO) nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển thương mại và giao lưu quốc tế nói riêng và kinh tế nói chung. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1977.
Mỗi năm, Ngày tiêu chuẩn hoá quốc tế có chủ đề riêng. Ở nước ta, cơ quan tiêu chuẩn hoá của Nhà nước được thành lập từ năm 1962. Công tác tiêu chuẩn hoá đã có những đóng góp nhất định vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Công tác tiêu chuẩn hoá của Việt Nam đang được cải tiến, đổi mới theo phương hướng hoà nhập, đồng bộ với khu vực Đông Nam Á và thế giới.
15-10-1964: Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. Ngày 15-10-1964, Nguyễn Văn Trỗi bị địch đưa ra pháp trường xử bắn. Anh là một chiến sĩ biệt động Sài Gòn, đã nhận nhiệm vụ cài mìn tại cầu Công Lý - Sài Gòn, nơi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mắcnamara sẽ đi qua. Kế hoạch bị lộ Nguyễn Văn Trỗi bị bắt. Trước khi chết anh hiên ngang vạch mặt bọn cướp nước và bán nước, biến pháp trường thành toà án Cách mạng để kết tội bọn Mỹ - Khánh. Vứt bỏ mảnh vải bịt mắt, anh hô lớn: "Đả đảo đế quốc Mỹ!", "đả đảo Nguyễn Khánh!", "Việt Nam muôn năm!" và hô to ba lần "Hồ Chí Minh muôn năm!".
"Sống như anh" đã trở thành gương phấn đấu của thanh niên Việt Nam. Ngay sau khi anh Trỗi mất, ngày 17-10-1964. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã truy tặng anh danh hiệu Anh hùng và Huân chương Thành Đồng hạng nhất.
Nguyen Van Troi
Những phút cuối cùng oanh liệt của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi tại pháp trường Khám Chí Hòa. Ảnh: Tư liệu - TTXVN.

16-10-1957: Trần Quốc Thảo, tên thật là Hồ Xuân Lưu, sinh năm 1914 ở tỉnh Quảng Trị hy sinh ngày 16-10-1957 tại Sài Gòn.
Năm 1936, ông tham gia mặt trận dân chủ tại Quảng Trị
Năm 1940 ông tham gia vào Ban Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (Tháng 3-1945) ông về hoạt động ở quê nhà Quảng Trị. Năm 1946, ông ra Hà Nội, phụ trách báo Lao động. Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Công vận Xứ uỷ, năm sau làm thường vụ đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến năm 1957, ông được đề cử làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông đã đưa phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh ở nội thành. Đầu năm 1957, ông bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn và hy sinh anh dũng.

17-10-1849: Phrêđêric Sôpanh là nhạc sĩ pianô, nhà soạn nhạc nổi tiếng Ba Lan, sinh năm 1819 và từ trần ngày 17-10-1849 tại Pari.
Sôpanh học đàn pianô từ nhỏ. 19 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác âm nhạc. 20 tuổi ông rời Ba Lan sang sống ở nước Pháp làm thầy dạy nhạc.
Những tác phẩm chính của Sôpanh có nhiều loại: cho dàn nhạc, cho nhạc thính phòng và chủ yếu cho đàn pianô. Những bản nhạc của ông có tính lãng mạn dịu dàng, buồn man mác. Ông đã kết hợp truyền thống cổ điển với dân ca Ba Lan. Một số bản nhạc ông đã nói lên sự phẫn nộ, căm uất và thương nhớ tổ quốc Ba Lan bị nô dịch.
Sôpanh là người cách tân phương pháp biểu diễn pianô trong lĩnh vực hoà âm và phối khí.

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ mạng internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay2,975
  • Tháng hiện tại100,615
  • Tổng lượt truy cập8,404,342
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây