Những ngày này năm xưa (01/11 - 07/11)

Thứ tư - 08/11/2023 02:06 343 0
Những ngày này năm xưa (01/11 - 07/11)
01-11-1910: Nguyễn Thị Minh Khai sinh ngày 1-11-1910, ở tỉnh Nghệ An. Nǎm 1927, chị gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, sau đó vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được phân công làm việc tại chi nhánh ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. Tháng 7-1935, chị dự đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Sau khi về nước, chị tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ và là Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nǎm 1940, chị Nguyễn Thị Minh Khai bị địch bắt và sát hại nǎm 1941. (xem thêm)

3-11-1957: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik II mang theo con chó Laika.
spunik2

4-11-1993: ngành điện lực nước ta đã bắt đầu xây dựng nhà máy thuỷ điện Ialy (ở tỉnh Kontum - nay thuộc tỉnh Gia Lai).
Đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai của nước ta, sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
ialy

Từ ngày 5-11 đến 5-12-1922: Đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva thông qua luận cương của Lênin về mặt trận thống nhất và nghe Lênin báo cáo về 5 cách mạng Nga và triển vọng của phát triển thế giới.
 

6-11-1979:  khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà, đến ngày 4-4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà điện vào lưới điện quốc gia. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có công suất 1.920 mêga oát. Đây là thành quả của 15 nǎm lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. Có 168 người (trong đó có 11 công dân Liên Xô) đã hy sinh tính mạng vì dòng điện ngày mai. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á.

 07-11-1968: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh nǎm 1909 tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và hy sinh ngày 7-11-1968 tại chiến trường Tây Ninh.
Trước Cách mạng Tháng Tám, ông vừa làm thầy thuốc vừa tham gia hoạt động cách mạng, là một trong những sáng lập Thanh niên Tiền phong Nam Bộ.

Sau Cách mạng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Nǎm 1958 ông lại làm Bộ trưởng Y tế kiêm Viện trưởng Viện chống lao Trung ương, rồi Chủ tịch Uỷ ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông còn là người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực y học quốc tế.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình khoa học phòng và chống bệnh lao ở Việt Nam.

phamngocthach
Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - nguồn ảnh: Wikipedia

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay4,541
  • Tháng hiện tại29,538
  • Tổng lượt truy cập8,801,585
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây