Những ngày này năm xưa (23/11-28/11)

Thứ hai - 21/11/2022 08:44 515 0
Những ngày này năm xưa (23/11-28/11)
23-11-2022: Kỷ niệm 82 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2021)
23-11-1945: Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, là tổ chức tiền thân của Thanh tra Nhà nước hiện nay.
Thanh tra là tai mắt của Nhà nước, là bạn thân của dân. Ngành thanh tra xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức trong sạch, vững mạnh, cần, kiêm, liêm, chính, chí công, vô tư, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
23-11-1946: Đại hội đại biểu Hội hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất họp tại Vân Đình (nay thuộc tỉnh Hà tây). Các đại biểu nhất trí bầu Hồ Chủ tịch làm Hội trưởng danh dự, Bác sĩ Vũ Đình Tụng, một trí thức công giáo yêu nước, có uy tín trong xã hội, được bầu vào Hội trưởng Hội thập tự. Tại Đại hội lần thứ ba của Hội (nǎm 1955), Hội Hồng thập tự Việt Nam đổi tên thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.Ngày 23-11 được coi là ngày ra đời của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

25-11-1945: Trung ương Đảng ra chỉ thị: "Kháng chiến và kiến quốc".
Vǎn kiện quan trọng này đã xác định cách mạng nước ta vẫn là Cách mạng giải phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
Bốn nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng lúc này, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là:
- Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Ra sức xây dựng chế độ mới.

26-11-1974: khởi công xây dựng cầu Thǎng Long bắc qua sông Hồng ở Hà Nội.
Sau gần 10 nǎm, đến tháng 5-1984, cây cầu này mới được xây dựng xong.
Phần cầu chính trên sông dài 1688 mét gồm 15 nhịp thép - Nếu tính cả cầu dẫn thì phần đường sắt dài 5.500 mét, đường ôtô dài 3.000.
cau thang long 2 1609987463162401238515 crop 1609987674912303972621
(Cầu Thăng Long - nguồn hình ảnh: tuoitre.vn)
 
26-11-1979:  Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 83-CT/TW về việc phát thẻ Đảng viên.
Việc phát thẻ Đảng viên là công tác quan trọng, có ý nghĩa giáo dục chính trị sâu sắc để nâng cao hơn nữa ý thức Đảng, tinh thần phấn đấu cách mạng, thúc đẩy cuộc "vận động xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch", đưa công tác đảng viên vào nền nếp, ngǎn ngừa kẻ địch và phần tử xấu chui vào Đảng.
Đây là lần đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định tổ chức phát thẻ đảng viên cho các đảng viên chính thức của Đảng. Việc phát thẻ đảng viên là công việc quan trọng, có ý nghĩa giáo dục chính trị sâu sắc góp phần nâng cao ý thức Đảng, tinh thần phấn đấu cách mạng,ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ, thúc đẩy thực hiện cuộc vận động“xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh”, đưa công tác quản lý đảng viên vào nền nếp, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu xâm nhập vào Đảng. Đã có khoảng 1,5 triệu đảng viên trong cả nước vinh dự được nhận thẻ đảng vào thời điểm đó. 
Những tấm thẻ đảng đầu tiên gồm có 10 trang và được viết bằng tay với kiểu chữ theo một mẫu thống nhất toàn Đảng. Trang đầu có ảnh chân dung và trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân..."..."Phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình...". Trang kế là bức ảnh đóng dấu nổi "Ban chấp hành Trung ương" và chữ ký của đảng viên. Ngày 17/10/2003, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW “về việc đổi thẻ đảng viên”với mục đích “nhằm nâng cao ý thức Đảng cho đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, thúc đẩy thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay”. Đến ngày 19/5/2004, việc viết thẻ đảng viên bằng tay chấm dứt. Sau đó, thẻ đảng viên được làm với kích thức nhỏ gọn, đơn giản hơn và được làm bằng công nghệ hiện đại như hiện nay.

28-11-2022: Kỷ niệm 202 năm Ngày sinh Ph.Ăngghen (28/11/1820 - 28/11/2021)
Fred Engels
Ph. Ăngghen (1820 - 1895) - Nguồn:https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ mạng internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay5,706
  • Tháng hiện tại143,530
  • Tổng lượt truy cập8,915,577
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây