Những ngày này năm xưa (27/9 - 1/10)

Thứ hai - 26/09/2022 23:17 623 0
Những ngày này năm xưa (27/9 - 1/10)
27-9-1989: Ngày thành lập Uỷ ban quốc gia phòng nạn mù chữ.
Uỷ ban này có nhiệm vụ chỉ đạo công cuộc thống nạn mù chữ cho người lớn tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi. Với sự tham gia của 12 ngành, đoàn thể, Uỷ ban quốc gia chống nạn mù chữ chỉ đạo một mạng lưới rộng khắp từ tỉnh đến huyện, quận, xã, phường trong cả nước, tiếp tục truyền thống của bình dân học vụ, bổ túc văn hóa trong mấy chục năm qua, cùng với cộng đồng quốc tế quyết tâm thực hiện mục tiêu thế giới bước vào thế kỷ XXI không còn nạn mù chữ do UNESCO khuyến cáo và Liên hiệp quốc phát động.
28-9-1945: Bác viết bài kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên tờ Cứu Quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý. Từ tháng Giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”.
29-9-1969: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị về đợt sinh hoạt Chính trị "Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch".
Chỉ thị vạch rõ "Hồ Chủ tịch qua đời nhưng Người đã để lại cho ta một di sản rất quý báu. Đó là sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người. Nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân ta là đoàn kết chặt chẽ chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết tâm làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch... "
"Mục đích của đợt sinh hoạt chính trị này là: Làm cho mọi người thấy rõ hơn công lao và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch đối với Đảng ta, nhân dân ta và đối với cách mạng thế giới, thấy rõ hơn phẩm chất cách mạng cao đẹp trong sáng của Hồ Chủ tịch, từ đó tăng thêm lòng tự hào, phấn khởi tin tưởng và quyết tâm vươn lên tiếp tục sự nghiệp Cách mạng của Hồ Chủ tịch, thực hiện bằng được Di chúc của Người".
30-9-1989: Ngày mất Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
Ông sinh năm 1913 tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 1933, ông bắt đầu học khoa kiến trúc sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Sau 5 năm học tập, ông đỗ thủ khoa và trở về Sài Gòn làm việc. Ông có biệt tài tổ chức không gian và khéo léo khai thác những tinh hoa của di sản kiến trúc truyền thống trong các thiết kế của mình.
Từ trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia các hoạt động yêu nước chống Pháp - Nhật. Tháng 8-1945, tham gia chính quyền ở Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền ở Nam Bộ và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau Hội nghi Giơnevơ, ông được Đảng phân công hoạt động ở nội thành Sài Gòn, được bổ sung vào Thành uỷ. Năm 1959, ông ra vùng giải phóng, phụ trách công tác vận động trí thức, tư sản. Cuối năm 1960 ông được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Tháng 6-1969, ông được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam.
Từ năm 1976 đến khi qua đời, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã giữ chức vụ: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ cách mạng có nhiều cống hiến cho đất nước. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã được thưởng nhiều Huân chương cao quý và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
01-10-1876: Ngày sinh Nhân sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, ông sinh ngày 1-10-1876 ở huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam, và từ trần năm 1947 tại tỉnh Quảng Ngãi trên đường đi công tác ở miền Trung.
Cụ đỗ Giải nguyên năm 1900 và đỗ Hoàng giáp năm 1904. Cụ cùng Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp tuyên truyền thuyết Duy tân nên bị thực dân Pháp bắt và đày đi Côn Đảo 13 năm (Từ năm 1908 - 1921). Năm 1920 cụ được bầu làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, nhưng do chống đối khâm sứ Pháp nên từ chức và sáng lập ra tờ báo Tiếng dân ở Huế (Từ năm 1927-1943).
Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khi Hồ Chủ tịch đi Pháp năm 1946, cụ được trao quyền Chủ tịch nước.
Cụ còn là một sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Liên Việt).
1-10-1949:  Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập do Mao Trạch Đông làm chủ tịch.

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay3,715
  • Tháng hiện tại110,735
  • Tổng lượt truy cập9,312,392
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây