Những ngày này năm xưa (21/8 - 28/8)

Thứ bảy - 21/08/2021 00:02 907 0
21-8-1967: máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Đại đội 92 bộ đội hoá học đã thả khói che kín nhà máy điện Yên Phụ, làm cho địch không đánh trực tiếp được vào nhà máy. Đây là trận đánh đầu tiên địch sử dụng bom điều khiển từ xa nhưng mục tiêu (nhà máy điện Yên Phụ) vẫn được bảo vệ an toàn. Đây cũng lần đầu tiên bộ đội hoá học dùng màn khói che mắt quân thù để bảo vệ một cơ sở sản xuất quan trọng ở Thủ đô, có sự hiệp đồng với bộ đội pháo phòng không.
23-8-1979: Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh (đặt trong Thảo Cầm Viên của thành phố) được xây dựng, với hai nghìn mét vuông diện tích trưng bày, bảo tàng gồm có các phòng chính.
- Phòng giới thiệu khái quát đất nước, con người Việt Nam
 Phòng trưng bày các di vật, công cụ bằng đá.
- Phòng nói về giai đoạn chống ngoại xâm qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước.
- Phòng dân tộc học bày một số hiện vật và hình ảnh về sinh hoạt vật chất và tinh thần của 54 dân tộc ở Việt Nam.
- Phòng giới thiệu về Sài Gòn xưa, về các chuyên đề, các hiện vật như đồ gốm thời Lý, Trần (thế kỷ XI - XIV), đồ mỹ nghệ dân gian, di vật vǎn hoá Óc Eo, v.v...
24-8-1968: Ngày thành lập Cục Xǎng dầu Tổng cục Hậu cần. Thành tích lớn nhất của ngành là thiết kế, xây dựng các đường ống dẫn dầu phục vụ cho các chiến trường ở tiền tuyến miền Nam.
vk96
Di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 (xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập)

25-8-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về tới làng Gạ (Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Tại đây, ngày 26-8, Người đã nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội. Chiều 26-8, Người vào nội thành ở và làm việc tại số nhà 48 Hàng Ngang. Tại đây, Người đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng bàn việc bắt tay vào những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước cách mạng. Và cũng tại địa điểm lịch sử này, từ ngày 28-8 đến 31-8, Người soạn thảo vǎn kiện lịch sử :"Tuyên ngôn độc lập".

26-8-1946: 57 người thay mặt cho các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn ký tên vào bản quốc nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ Trung ương "Xin đổi tên Thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng cho sự chiến đấu hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ".
cuu quoc 1625150274423467632648

(Nguồn: https://tuoitre.vn/tim-lai-nguon-goc-lich-su-y-tuong-dat-ten-thanh-pho-ho-chi-minh-20210701214051908.htm)

27-8-1946: Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 172/SL cho phép ngành Bưu điện in và phát hành bộ tem bưu chính đầu tiên của nước ta.
28-8-1941: Ngày hy sinh của các đồng chí: đ/c Nguyễn Vǎn Cừ (sinh ngày 9-7-1912), Tổng Bí thư của Đảng; đ/c Nguyễn Thị Minh Khai (sinh ngày 1-1-1910) - Xứ uỷ viên Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn; đ/c Phan Đǎng Lưu (sinh ngày 5-5-1902) - Uỷ viên Trung ương Đảng; đ/c Võ Vǎn Tần (sinh 1894) - Uỷ viên Trung ương Đảng; đ/c Hà Huy Tập - Tổng Bí thư của Đảng.

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay3,705
  • Tháng hiện tại109,211
  • Tổng lượt truy cập9,310,868
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây