T
ừ ngày 13-12-1974 đến ngày 6-1-1975: quân giải phóng miền Nam đã tiến hành chiến dịch Phước Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) nhằm đánh giá phản ứng của quân Mỹ sau khi rút khỏi miền Nam (tháng 3-1973).
Bộ Tư lệnh chủ lực Miền tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy Cảnh sát ngụy ở Phước Long (ảnh tư liệu - nguồn: vov.vn)
Từ ngày 14 đến 20-12-1976: đã diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư Đảng Lao động Việt Nam. 1008 đại biểu thay mặt cho hơn 1,5 triệu Đảng viên trong cả nước đã về Thủ đô Hà Nội dự Đại hội.
Đại hội đã thảo luận và nhất trí quyết định đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới; quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 nǎm; quyết định đường lối xây dựng đảng để nâng cao nǎng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương.
Đại hội lần thứ tư của Đảng" là một cái mốc mới quan trọng trên con đường tiến lên của Cách mạng Việt Nam, là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc, là đại hội đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 14-12-1977: giáo sư Tôn Thất Tùng được tặng Huân chương vàng quốc tế của Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pari.
Huân chương vàng quốc tế Lannelongue là giải thưởng quốc tế cao nhất của ngành mổ xẻ Pháp, cứ 5 nǎm tặng một lần, dành cho nhà mổ xẻ có phát minh và góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành mổ xẻ trên thế giới.
Trong 50 nǎm, chỉ có 8 giáo sư được tặng Huân chương này: Gôddiê (Pháp), Cơráppho (thuỵ Điển), Oanghen Stin (Mỹ)... Giáo sư Tôn Thất Tùng là người thứ 9 được giải thưởng này. Ông là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pari và một số Hội phẫu thuật quốc tế khác.
15-12-1906: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15-12-1906 ở Hưng Yên và mất trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 6-1954.
Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá II (1926-1931) và dạy ở trường này nǎm 1939-1940. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tích cực phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong nghệ thuật, ông có nhiều trǎn trở, Những tranh: "Thiếu nữ bên hoa Huệ", "Thiếu nữ bên hoa sen" vẽ trong thời kỳ đầu thể hiện ấn tượng hiện thực của ông. Sau này ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bác Hồ ở Phủ chủ tịch, Xưởng quân giới, Dừng chân bên đồi, Hai chiến sĩ, Nữ cứu thương v.v... đậm đà sức sống, làm thay đổi sáng tác của ông.
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là người có công đầu trong sử dụng sơn dầu vẽ tranh Việt Nam.
Nǎm 1996 ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986: đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành tại thủ đô Hà nội.
Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho hơn 1 triệu 800 nghìn đảng viên trong cả nước, và 37 đại biểu các đảng anh em trên thế giới.
Đại hội đã vạch ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 nǎm (từ 1986 đến 1990), đề ra ba chương trình kinh tế lớn về: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Ban Chấp hành Trung ương mới do Đại hội bầu ra gồm có 124 Uỷ viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Vǎn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.
Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Vǎn Đồng và Lê Đức Thọ được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 16-12-1994: tại kỳ họp thứ 18 tổ chức ở Phukét (Thái Lan), Hội đồng di sản thế giới thuộc tổ chức UNESCO đã chính thức quyết định công nhân Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là di sản thiên nhiên thế giới.
Vịnh Hạ Long là một vùng lõm của biển Bắc Bộ, nằm giữa Hòn Gia và Cẩm Phả, dài chừng 40km, rộng 1.500 km2, với hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ. Do sự tạo lập đặc biệt của thiên nhiên mà Hạ Long vừa duyên dáng vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ. Một cảnh vật thần tiên khó nơi nào sánh được.
Vịnh Hạ Long từ trên cao nhìn giống như một bức tranh thủy mặc. (Ảnh: Getty)
Ngày 19-12-1946: tại làng Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông (Hà Tây) Hồ Chủ tịch đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Trong lời kêu gọi có đoạn:
"Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!..."
Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã cầm vũ khí đánh giặc Pháp, cứu nước và sau hơn 9 nǎm chiến đấu trường kỳ đã giành được thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.