6-11-1967: quân và dân Hà Nội đã bắn rơi chiếc máy bay F105 của Giặc Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 2.500 bị bắn rơi trên miền bắc nước ta là chiếc thứ 200 bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại Hà Nội.
Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắn rơi 351 máy bay Mỹ, trong đó 32 chiếc B52 và 2 chiếc F111.
6-11-1979: khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà, đến ngày 4-4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà điện vào lưới điện quốc gia. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có công suất 1.920 mêga oát. Đây là thành quả của 15 nǎm lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. Có 168 người (trong đó có 11 công dân Liên Xô) đã hy sinh tính mạng vì dòng điện ngày mai. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á.
07-11-1968: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh nǎm 1909 tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và hy sinh ngày 7-11-1968 tại chiến trường Tây Ninh.
Trước Cách mạng Tháng Tám, ông vừa làm thầy thuốc vừa tham gia hoạt động cách mạng, là một trong những sáng lập Thanh niên Tiền phong Nam Bộ.
Sau Cách mạng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Nǎm 1958 ông lại làm Bộ trưởng Y tế kiêm Viện trưởng Viện chống lao Trung ương, rồi Chủ tịch Uỷ ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông còn là người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực y học quốc tế.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình khoa học phòng và chống bệnh lao ở Việt Nam.
Tác giả bài viết: T.Tuấn
Nguồn tin: Tổng hợp từ internet
Ý kiến bạn đọc