Những ngày này năm xưa (01/01 - 09/01)

Thứ bảy - 01/01/2022 04:26 649 0
01-01-2022: Kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997 - 01/01/2022). Xem đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Phước tại đây.
03-01-1766: Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Du và những giá trị vượt thời gian
Tượng Đại thi hào Nguyễn Du, nguồn hình ảnh: baotang.hatinh.gov.vn
Ông tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quí tộc, nhưng phải trải qua một thời niên thiếu vất vả, ông đã đỗ tam trường, ra làm quan dưới triều Nguyễn từ nǎm 1802, đi sứ sang Trung Quốc nǎm 1813. Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc với kiệt tác "Truyện Kiều" và "Vǎn tế thập loại chúng sinh" cùng thơ chữ Hán thể hiện tài nǎng và lòng nhân ái của ông.

01-01-1642: Ngày sinh  Isaac Newton -  nhà vật lý, toán học người  Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển". 
Portrait of Sir Isaac Newton, 1689.jpg
Chân dung Newton lúc 46 tuổi do Godfrey Kneller vẽ, 1689 (nguồn: wikipedia)
Nǎm 17 tuổi ông đã tìm ra nhị thức trong toán học giải tích gọi là "Nhị thức Niutơn". Cống hiến lớn nhất khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là "Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý, cơ học, thiên vǎn học trong nhiều thế kỷ. Tiếp đó, những phát kiến về thiên vǎn học của ông dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã giáng một đòn chí mạng vào uy tín của giáo hội. Ông là Chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh, là hội viên danh dự của nhiều hội khoa học và viện sĩ của nhiều viện hàn lâm.

5-1-1977: Tạp chí Học tập - cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Tạp chí Cộng sản theo Quyết định (số 01/NQ/TW) của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW. Tạp chí Học tập ra đời từ đầu nǎm 1955. Trong 2 nǎm, tạp chí Học tập đã tuyên truyền chủ trương và quan điểm của Đảng, tích cực góp phần vào công tác lý luận và tư tưởng của Đảng, tǎng cường sự đoàn kết, nhất trí trong nhân dân trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng.
Bắt đầu từ tháng 1-1977, Tạp chí Cộng sản ra số đầu tiên.

6-01-1946: Tổng tuyển cử trong cả nước bầu đại biểu Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Đây là lần đầu tiên, mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, được quyền bầu cử và ứng cử. Hơn 90% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch được hơn 98% số phiếu bầu. Ngay trong vùng đang có chiến tranh do giặc Pháp gây ra, đồng bào vẫn tìm mọi cách tham gia bỏ phiếu.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là lần đầu tiên của các nước thuộc địa trên thế giới có một quốc hội dân chủ, tiến bộ.
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
06-01-2022: Kỷ niệm 76 năm Ngày tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (06/01/1946-06/01/2022).

06-01-1975: Ngày giải phóng Phước Long 
vào ngày 06-01-1975 quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, chính quyền và người dân Phước Long nổi dậy chiến đấu giải phóng Phước Long. Phước Long cũng là tỉnh lỵ đầu tiên của miền Nam được giải phóng. Đây là cơ sở chiến lược đánh giá so sánh sức mạnh giữa quân và dân ta với địch.
Có thể nói việc giải phóng Phước Long là một đòn trinh sát chiến lược để Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Từ đó, tiến tới quyết tâm đẩy mạnh thực hiện các chiến dịch, chiến lược quan trọng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước như: chiến dịch Tây Nguyên Ban Mê Thuột, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh tổng tấn công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

06-01-2022:​​​​ Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Phước Long (06/01/1975-06/01/2022).

07-01-1979, với sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.
Nước cộng hoà nhân dân Campuchia và Hội đồng nhân dân Cách mạng Campuchia tuyên bố thành lập.
 
7-1-1910: Ngày mất Lép Nicôlaêvich Tônxtôi, một nghệ sĩ vĩ đại của dân tộc Nga nửa cuối thế kỷ XIX. Ông sinh nǎm 1828. Các tiểu thuyết được yêu mến của Lép Tônxtôi: Chiến tranh và hoà bình, Anna Karênina và Phục sinh.

9-1-1950: hơn hai nghìn học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình trước dinh Tổng trấn Nam phần, chống chính quyền bù nhìn, tay sai Pháp.
Cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, một số học sinh, sinh viên bị chết và bị thương, trong đó có học sinh Trần Vǎn Ơn. Hôm sau, hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường đưa tang những người hy sinh. Ngày 13 tháng Giêng nǎm 1950, hầu hết học sinh, sinh viên Hà Nội bãi khoá để tỏ tình đoàn kết với các bạn Sài Gòn.
Từ đó, ngày 9/1 hằng nǎm trở thành ngày học sinh, sinh viên toàn quốc.
09-01-2022: Kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (09/01/1950- 09/01/2022)

Tác giả bài viết: T.Tuấn

Nguồn tin: Tổng hợp từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay3,987
  • Tháng hiện tại141,811
  • Tổng lượt truy cập8,913,858
gopyduthaovanban
tracuuquyche
tacuudetai
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây