Đồng chủ trì Hội thảo: Ths. Phan Xuân Linh, Bí thư Đảng uỷ, hiệu trưởng Trường Chính trị; TS. Nguyễn Quốc Hân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Chủ nhiệm Đề tài; Tham dự Hội thảo: Ban chủ nhiệm đề tài cùng đông đảo các nhà khoa học, đại diện các đơn vị tư pháp của tỉnh; cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Viện KSND các huyện, thị; các trường đại học đến từ TP.Hồ Chí Minh và giảng viên trường Chính trị.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo TS. Nguyễn Quốc Hân cho rằng qua nghiên cứu thực tế khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội phạm xâm phạm TDTE trên địa bàn tỉnh Bình Phước, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác xử lý đối với nhóm tội phạm nêu trên, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, thì bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ĐTV, KSV và Thẩm phán ở một số địa phương của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước còn lúng túng trong công tác, nhận thức và áp dụng pháp luật nhiều lúc còn chưa thống nhất giữa các địa phương, các ngành tư pháp, còn bộ phận cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, việc nghiên xây dựng Đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước”; làm căn cứ xây xựng kỹ năng THQCT, KSĐT, các vụ án xâm phạm TDTE trên địa bàn tỉnh Bình Phước là rất cần thiết hiện nay.
Hội thảo đã nhận được 5 tham luận và nhiều ý kiến trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học và đại biểu tham dự Hội thảo, trong đó tập trung vào các nhóm vấn đề như: Vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác xác minh điều tra các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; Nâng cao chất lượng công tác THQCT, KSĐT các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Trao đổi khái niệm, đặc điểm của tội XPTD trẻ em theo BLHS năm 2015; Những vấn đề vướng mắc bất cập trong thực tiễn ủy thác điều tra theo BLTTHS năm 2015 đối với tội xâm phạm tình dục trẻ em. Hình phạt và xử lý chuyển hướng để xử lý người chưa thành niên phạm tội bằng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa mang tính xã hội.
Hội thảo cũng là cơ hội quý giá để đội ngũ giảng viên Trường Chính trị được cập nhật những thông tin thực tiễn từ các nhà khoa học và chuyên gia đến từ cơ quan tư pháp. Điều này giúp gắn lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên nhà trường.
Hội thảo đề xuất một số giải pháp trọng tâm: Tăng cường phối hợp liên ngành trong xử lý các vụ án; Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tư pháp; Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, giúp người dân nhận diện và phòng ngừa tội phạm
Hội thảo đã đạt được sự thống nhất cao về các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Các đề xuất không chỉ hướng tới việc bảo vệ quyền lợi trẻ em mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống lành mạnh, an toàn và nhân văn cho người dân. CÁc đề xuất này sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em như chủ đề Hội thảo đã đặt ra.
Tác giả bài viết: T.Tuấn
Nguồn tin: Trường Chính trị
Ý kiến bạn đọc